18/05/202311:52

ÂM NHẠC DÂN GIAN CỦA TỘC NGƯỜI H'RÊ Ở QUẢNG NGÃI - Phần 3

Chương 2

ÂM NHẠC DÂN GIAN H’RÊ Ở QUẢNG NGÃI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ HỌC

Ở chương này, chúng tôi xin đề cập đến những khía cạnh rất quan trọng của âm nhạc dân gian tộc Hrê từ góc nhìn của văn hoá học: khái quát về các thể loại, lịch sử tộc người, đặc điểm môi trường sống, tín ngưỡng và phong tục, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.

  1. Khái quát về các thể loại

Chúng tôi phân loại âm nhạc dân gian H’rê thành 2 loại: sinh hoạt âm nhạc đời thường; sinh hoạt âm nhạc tín ngưỡng và phong tục.

1.1. Sinh hoạt âm nhạc đời thường

Trong khi trình bày về loại âm nhạc sinh hoạt đời thường của người Hírệ: môi trường diễn xướng của từng thể loại, chúng tôi có đề cập đến các nhạc khí nhưng không đi vào chi tiết. Những vấn đề về nhạc khí sẽ được trình bày ở Chương 3, Mục 1, Nhạc khí H’rê.

1.1.1. Dân ca sinh hoạt đời thường

Ru con (oadhôcon) thường được diễn xướng trong sinh hoạt gia đình, khi lao động trên nương rẫy v.v... Người diễn xướng thường là mẹ (có khi là cha, ông, bà, anh, chị hoặc những người thân khác) của đứa bé. Các bà mẹ Hrê thường gùi con sau lưng bằng một tấm vải thổ cẩm, vừa ru con ngủ vừa làm những công việc thường nhật ở nhà hoặc trên rẫy, v.v...

Diễn xướng hát ru của người Hrê không phụ thuộc vào lịch tiết của chu trình sản xuất nông nghiệp, lễ hội, phong tục – tập quán hay những sinh hoạt cộng đồng khác. Điều này, đã làm cho hát ru vượt qua mọi quy ước về thời gian và không gian.

Đồng dao (kach) là thể loại hát dành cho trẻ em Hrê, tương đương với thể loại đồng dao của trẻ em người Việt, nhưng đến nay, gần như đã thất truyền. Tất cả những thông tin về kach, chúng tôi chỉ thu thập qua trí nhớ của một số nghệ nhân cao tuổi. Theo nghệ nhân dân gian Đinh Ngọc Su (sinh năm 1943), thì xưa kia các em nhỏ Hrê thường hát kích khi vui chơi, nô đùa trong nhà, trong làng và chăn trâu ngoài nương rẫy, v.v...

Talêu được sử dụng khá rộng rãi trong cộng đồng Hrê, dùng để giao duyên giữa nam nữ, ca ngợi cuộc sống sản xuất, chiến đấu v.v... Tuy nhiên, cách gọi tên thể loại này ở một số vùng Hrê có sự khác nhau: vùng Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng (p′lây H’rê thuộc xã Trà Tân) gọi là talêu, nhưng vùng Sơn Hà, Sơn Tây thì người Hrê gọi là calêu. Theo cách giải thích của nhiều nghệ nhân thì “ca”, “ta” tiếng Hrê có nghĩa là “ca hát” và lên có nghĩa là “nô đùa vui vẻ”.

Kachôi là hát đối đáp, thường được lớp người cao tuổi ưa chuộng và sử dụng. Tuy nhiên, lớp trẻ cũng yêu thích những bài bản của nó. Kachôi có lối hát tương đương với hát nói và ứng khẩu là chính. Theo tiếng Hrê, ka có nghĩa là “ca hát”, chơi có nghĩa là “đáp lại”. Vậy, hát kachôi chính là hát đối đáp, rất phổ biến trong đời sống thường nhật, các lễ hội, lễ cưới, v.v...

Chẳng hạn:

Bài Pađôghla (Đố lá) Người hát: Đinh Thị Nữa

Thôn Làng Teng, xã Ba Thành, Ba Tơ Sưu tầm và dịch lời: Phạm Minh Đát

Hoa i grồi gòiq tênh ra nhoang

Hla poacq crong ra monh enh ngeo

Ma ra chêu đhung haq goh va

Côq eh dhiq haq hla cheq?

Con gái hát:

Hoa i grới gòiq tênh ra nhoang

Hla poacq crong ra monh enh ngeo Ma ra chêu dhung haq goh va Côq eh dhiq hla vêtq.

Dịch là: Con trai hát:

Lá có gân cành mềm đuôi nhọn Lá phía lưng nó mềm muốn sờ

Kìa thật láng khi dùng môi đỏ Hỏi chính nó là loại lá gì?

Con gái hát:

Cô gái hát lại 3 câu đầu của chàng trai và câu thứ 4 hát trả lời rằng: Đây chính nó là loại lá trầu.

1.1.2. Nhạc khí sinh hoạt đời thường

Tàuổ là loại sáo dành cho lứa tuổi thiếu niên thổi khi sinh hoạt, chăn trâu, hái măng, hái nấm trong rừng, v.v...

Chinh koan là một nhạc khí rất độc đáo dùng cho trẻ em và cả người lớn. Theo các nghệ nhân, ngày xưa trẻ em H’rê thường chơi ngoài rừng, trên rẫy, hoặc khi ở nhà, v.v...

Talia được thổi trên nương rẫy, hay trong p lây vào dịp lễ, tết hoặc những lúc đêm khuya, trăng sáng, v.v... Talia là nhạc khí của nam giới, thường thổi một mình, nhưng cũng có khi hoà tấu với í roọc, amó, để ru ngủ, hoặc để đánh thức dân làng dậy cùng lên rẫy, v.v..

Brooc được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều môi trường diễn tấu khác nhau: Trong ngày lễ hội, trong sinh hoạt cộng đồng tại nhà sàn trong lúc rảnh rỗi - nhất là những đêm trăng thanh gió mát các chàng trai thường tấu những khúc nhạc giao duyên, tỏ tình. Ngoài ra, đàn brooc còn tấu được những khúc nhạc êm ái, đầm ấm dành để ru con, ru cháu.

Trong truyện cổ Sự tích cây lúa và dây bầu của người Cadong - một dân tộc láng giềng với người Hrê – có nói quả bầu được con quạ mang về từ bên kia biển sau một trận lụt kinh hoàng. Quả bầu nhớ quê hương xứ sở, nhớ cuộc hành trình vượt biển gian nan mà tiếng đàn nghe nỉ non rất hay và rất lạ [17, tr.12]

K’râu là loại đàn dùng cho nam giới, thường chơi những giai điệu dân ca như: talều, kachội, v.v...

Rangói dùng cho cả nam và nữ, để hò hẹn, tỏ tình không cần phải nói chuyện, chỉ cần thổi rangói thì người kia sẽ hiểu được nội dung

cần nói.

Bài Tâm tình do nghệ nhân Đinh Ngọc Su ở xã Sơn Thượng, Sơn Hà diễn tấu răngói, có nội dung như sau:

Con trai thổi:

Dịch là:

Con gái thổi:

Ỏ tạo ghề khôi í on th

Em kia mày đã có chồng chưa?

ố dành ôi!

Dịch là:

Con trai thổi:

Ào nhố f on

Dạ anh ơi!

Em chưa có chồng.

Dịch là:

Ỏ nhố i on pày và joh

Ra bao thành on thành mai...

Em chưa có chồng thì hai anh em mình

Lấy nhau thành vợ thành chồng...

Amó là nhạc khí dành cho nữ giới, dùng để thổi những mẫu giai điệu đơn giản để đánh thức dân làng dậy lên nương rẫy, v.v... Các mẹ, các chị thường sử dụng sáo khi lên nương rẫy, kiếm củi, hái rau hoặc lúc nhàn rỗi, ăn trầu, bàn chuyện mai mối vợ chồng cho con cái, v.v...

1.2. Sinh hoạt âm nhạc tín ngưỡng và phong tục

Người Hrê tin rằng, có những thế lực quyết định sự tồn tại và phát triển của họ. Họ quan niệm núi rừng, sông suối, đất đá, cây cối, kể cả nhạc khí, v.v... đều có “hồn” và nhìn đâu cũng thấy thần linh. Điều đó, phần nào giải thích vì sao người Hrê thường xuyên cúng bái.

Hệ thống nghi lễ thờ cúng của người Hrê bao gồm: thờ cúng tổ tiên, cúng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, cúng theo vòng đời người. Theo đó, việc hát cúng cũng rất phong phú và đa dạng.

1.2.1. Dân ca sinh hoạt tín ngưỡng và phong tục

T’jeo là thể loại hát cúng, do các thầy cúng (pdâu) thực hành diễn xướng. Chẳng hạn, người Hrê hát cúng trong các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp: gieo mạ (t′jeo mạ), cúng cấy lúa (t jeo kla hoan mao), cúng lúa mới (tjeo ca mao mui), cúng cầu mưa (t’jeo deh), cúng cầu nắng (t′ jeo la peh loang), v.v...

Ngoài ra, việc hát cúng theo vòng đời người được diễn ra ở các nghi lễ: cúng đặt tên, cúng nhà mới, cúng cầu may và cúng chia của cho người chết, v.v...[39, tr. 156]

Hầu hết, trong hệ thống nghi lễ thờ cúng, người Hrê đều sử dụng những câu khấn vái có những nội dung khác nhau, tuỳ từng nghi lễ. Người thực hành việc cúng là thầy cúng – người được dân làng rất quý trọng. Họ có thể kí thác gia đình và cuộc đời cho người này qua việc thông giao với thần linh.

Ngoài phần nội dung của lời khấn vái, các thầy cúng đều sử dụng những yếu tố của nghệ thuật âm nhạc, đó là các giai điệu, tiết tấu. Phần âm nhạc và lời ca hoà quyện với nhau, trong một môi trường nghi lễ rất linh thiêng trong tiếng rung của chiếc k’rengneng.

Thôi (còn gọi là moih nang) là loại hát khóc người chết của người Hrê. Quan sát những đám tang của người Hrê, chúng tôi không thấy sử dụng nhạc khí. Trong đám tang xuất hiện những câu hát khóc nghe não nùng, ai oán... Tuổi là lời chia li, than thở, tiếc thương của thân nhân người đã chết. Họ có thể hát tôi bất cứ lúc nào trong không gian đám tang. Đối với chúng tôi, việc sưu tầm hát tôi chỉ là sự tình cờ vì môi trường diễn xướng của loại hát này chính là một đám tang.

1.2.2. Nhạc khí sinh hoạt tín ngưỡng và phong tục

Đàn rođoang được người Hrê chơi chủ yếu vào mùa xuân, hoặc sau khi thu hoạch mùa màng, cũng có khi dùng để chuyện trò giao lưu với nhau để làm mai mối vợ chồng cho con cái của họ, v.v... Nhờ những âm thanh gần với giọng người, nên người trong cuộc có thể cảm thông được nội dung của người chơi đàn muốn gởi gắm.

Cũng như đàn chinh k’la, đàn rơđoang là nhạc khí dây chủ yếu dành cho nam giới, nhưng điều đặc biệt là rơđoang thường do những nam giới lớn tuổi sử dụng. Theo các nghệ nhân cao tuổi ở các làng (p’lây) H’rê thì: Xưa kia, rơđoang chỉ được phép chơi ngoài rừng, kiêng chơi trong nhà vì cho rằng những âm thanh huyền ảo của nó là âm thanh của các vị thần linh. Ngày nay, người ta gần như đã bỏ hoặc đã quên điều cấm kị trên. Nhạc khí này, đến nay chúng tôi chưa tìm thấy ở các dân tộc thiểu số khác ở Quảng Ngãi.

Vàpút được sử dụng khi giải trí, ngày vui. Qua điền dã, chúng tôi được nhiều nghệ nhân cho biết nguồn gốc và pút bắt nguồn từ lao động nương rẫy. Người ta dùng ống nứa để đựng hạt giống, khi gieo hạt gần hết thì thường vỗ vào ống để các hạt hoặc nước còn sót lại trong ống nứa rơi ra. Động tác tự nhiên này, làm phát ra âm thanh và đã gọi ý việc sáng chế nhạc khí này.

Đàn vàpút là đàn dành cho nữ giới. Hiện nay, tuỳ từng vùng, người Hírê có quan niệm rằng, các ống thông suốt, khi vỗ của cải tài sản trong nhà bay hết, nên họ chỉ sử dụng trong dịp tết, ở trong rừng trên rẫy và không thấy sử dụng trong nhà, trong làng.

Có một truyền thuyết của dân tộc Xơ Đăng, một dân tộc láng giềng với người Hrê – nói về nguồn gốc của cây đàn này thì cho rằng những ống nứa khi có gió thổi vào thì tạo ra âm thanh.

Ngày xưa có 2 vợ chồng sinh được 2 anh em, một trai, một gái. Người anh tên là K’loong, người em gái tên là Pút. Một hôm người anh bỗng phát hiện ra những âm thanh vi vu rất vui tai, thì ra đó là âm thanh của các ống nứa được để ngoài hiên, do gió thổi vào. Anh ta sung sướng đi gom các ống nứa thành một bó và thổi vào các ống nứa. Mỗi ống lại phát ra một âm thanh khác nhau. K′loong đặt tên cho những ống nứa này là Hi Họ. Chính chiếc Hi Hơ này đã gợi ý cho các nghệ nhân lấy các ống nửa lớn làm thành k′loong pút [53,tr. 60].

Akhung dùng cho cả nam và nữ, diễn tấu trong giao duyên, giải trí, vào dịp ngày vui, trong các lễ hội đâm trâu, cầu mưa, v.v...

Thực ra, tuy nằm trong âm nhạc dân gian Hrê, nhưng dân ca có một đời sống tương đối tách biệt với các nhạc khí. Dân ca luôn hiện diện và gắn chặt với các giai đoạn của vòng đời người. Trong khi đó, nhạc khí cùng bài bản của nó không phải lúc nào cũng hiện hữu trong vòng đời người. Riêng nhạc khí chinh rất gắn bó với đời sống cộng đồng cả về lễ nghi phong tục cũng như đời sống thường nhật, chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần sau.

  1. Đề tài và nội dung

Có thể chia nội dung dân ca H'rê làm hai phần: lời cổ, lời mới. 2.1. Lời cổ

Về cơ bản, dân ca H’rê lời cổ còn lưu giữ những dấu vết của lối tư duy có từ thời cổ xưa, như: so sánh, ví von, ẩn dụ. Bài kachối Lolang do cụ Phạm Văn Găng, sinh năm 1923 ở thôn Gò Nang, xã Ba Vì, Ba Tơ hát, có câu:

Dịch là:

Hmop chinh tacp tới chỗ Ziop uh hnao chinh gu vi khê...

Chinh ngân đến tận trời,

Chinh dài đến cuối đất...

(Xem phụ lục 1)

Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản ở chỗ có những bài dân ca được ra đời sau Cách mạng tháng Tám (tháng 8 – 1945), thậm chí vừa mới ra đời, song vẫn đáp ứng được các vấn đề truyền thống và không có nhân tố mới phát sinh, vẫn có thể được coi là dân ca lời cổ. Chẳng hạn:

Dịch là:

Tu lêu tu lêu,....

Lem dhang riêng karê ê...

Lem thông kateo am on ôi

Lem dhang gon pazia ê

Lem dhang kailin iêng

Tu lêu tu lêu,...

Dep nhu hoa karê ê,...

Như cây mía tím đỏ mọng, Đẹp như củ mì pazia e,

Như cá niêng bé nhỏ ê....

(Trích bài talêu Kon iêng lem tro – Cô gái đẹp, do cụ Đinh Ngọc Su – sinh năm 1943, ở thôn Tà Pa, xã Sơn Thượng, Sơn Hà tự sáng tác và hát – xin xem phụ lục 1).

Dân ca lời cổ của người Hrê hiện nay, rất hiếm hoi trong sinh hoạt văn hoá của họ, chủ yếu nằm ở các thể loại: vathôcon (ru con), kachôi (tự sự), talêu (giao duyên), t’jeo (hát cúng). Riêng hát t’jeo, do đặc điểm riêng của nó, là chỉ lưu hành trong số thầy cúng (p dâu) ít ỏi, nên không được chú ý để đặt lời mới và phát triển để tuyên truyền qua các

thời kì lịch sử.

Nội dung văn học của dân ca H'rê lời cổ khá đa dạng, phản ánh sinh động cuộc sống của họ trước đây, cũng như hôm nay. Song, có thể đúc kết thành 5 nội dung chính: tình yêu quê hương; tình yêu nam nữ; tình yêu gia đình; lao động sản xuất và ca ngợi thần linh. Như sau:

  1. a) Tình yêu quê hương

Ao eng vroâc dheh taplay Kô ao eng hlây đhểh tagông

Áo eng hương thêh nơi kô...

Dịch là:

Tôi muốn về với xóm làng Tôi muốn về với núi rừng

Muốn về với sông suối...

(Trích bài kachội Eng hay thêh ta gông – Mong trở về quê hương, do cụ Phạm Thị Brút ở thôn Làng Teng, Ba Thành, Ba Tơ hát, xin xem phụ lục 1).

  1. b) Tình yêu nam nữ

Dịch là:

Xêng lem thủng lớp ê Lem dhang lech hatu ê...

Đhàng khê ziơ neo iêng... Kap poa uh dhip moiq mot iêng Ông điệc uh xot moi doi iêng

Em đẹp bằng nào Dep nhu gau Hatu...

Như trăng non mới mọc... Anh ăn cơm không hết nắm

Anh uống nước không cạn một tốc

(Trích bài talều Kon iêng lem tro – Cô gái đẹp, do cụ Đinh Ngọc Su hát) hoặc câu hát giao duyên talêu:

Chàng trai hát:

Ơi iêng ơi, ơi iêng ơi! min têng ming

Xếp kô vata vui uh hiap rup tôn

Va vaxuh uh hiap rupq êm

Uh hiap chiêm plana iêng maai iêng ming

Cô gái hát:

Ôi eop kapot klip Qmảng men Kpot dheh Qmang ê Pot dhi mangcham

Ao những tha va kô cop

Dịch là:

Chàng trai hát:

Này em ơi!

Đêm nay ta đùa vui không sờ ngực Ta sum họp không sở yếm

Không làm gì để em phật ý.

Cô gái hát:

Ôi anh nói làm gì như thế

Nói chi như vậy

Em nhận tình yêu của anh

Chúng mình vừa xứng đôi.

Trích bài kachôi Lơ lăng (Lỡ làng), do cụ Phạm Văn Găng hát.

  1. c) Tình yêu gia đình

Vô oi thểh hem

Wi iêng Wi oh kô hơn trop hap

Kô vap trop vôi...

Dịch là:

Về với mái nhà

Ơ các em trai, em gái Mẹ, cha, ông, bà..

Trích bài kachơi Eng hlay thểh ta gông – Mong trở về quê hương, do cụ

Phạm Thị B′rút hát.

  1. d) Lao động sản xuất

Wi con thì xao ở...

Kaxi bua kô vên vrop wap kathây

Loang cay ko waq kathec

Loang ecp ko wap kachon

É...gon quai wap ka pêt... Ziong pritp thu thi...

Dịch là:

Các con, các cháu...

Cải dây bừa mình làm phải cho khéo

Cái cày này phải đóng cho chặt

Cái cày, bừa phải bào cho đẹp

Củ mì ta phải trồng.

Đừng lười nhát ngủ trưa...

Trích bài kachôi Hnát kon xau ta p’lây – Dạy con cháu trong làng, do cụ Phạm Văn Găng hát.

đ) Ca ngợi thần linh

Ao khap Qmam ôi kiecp van pa ê

O kiêc wê pa ko

Kiêc wê pa roait ê Ziop ao uh the ki

Dịch nghĩa:

Tôi cám ơn thần,

Tôi cám ơn thánh

Thần thánh bảo vệ tôi, Tôi thật không ngờ...

Trích bài kachôi Au ma ngai kon lắc – Nỗi khổ của tôi, do cụ Phạm Thị

B'rut hát.

2,2. Lời mới

Dân ca H'rê lời mới, được ra đời từ thời kháng chiến chống Pháp đến nay, nhằm tuyên truyền – cổ động phục vụ cho kháng chiến và xây dựng đời sống mới. Trong đó, trữ lượng dân ca lời mới thời chống Mĩ chiếm đa số trong sinh hoạt văn hoá âm nhạc của người Hrê hiện nay. Có lẽ, do phải tập trung cho các nhiệm vụ chính trị, đấu tranh giải phóng đất nước nên nội dung của dân ca Hrê lời mới không đa dạng, phong phú bằng dân ca lời cổ. Đặc biệt chúng không có nội dung về ca ngợi thần linh, giao duyên thuần tuý.

Như vậy, có thể chia nội dung văn học dân ca H'rê lời mới thành 2 phần: Phục vụ kháng chiến, xây dựng đời sống mới.

  1. a) Phục vụ kháng chiến

Dịch là:

Bo binh xung kích

Du kích bao vây Dich khoi that bai

Haq kachit tagrui Ka rủi chiếc ục

Daiq tag rup dhiq

Daiq uyq rup heo

Xireo xiac dhang Xung dan ziacq dhiq

Bộ binh minh bao vây

Địch đã thất bại

Chúng chết như trái rụng Chúng chết như nước đổ

Đại tá mình bắt hết Đại uý mình bắt chơi

Dây điện thoại mình lấy hết

Súng đạn mình lấy hết...

Trích bài kachội – Bài ca chiến thắng, do cụ Đinh Cho ở xã Long Mai, huyện Minh Long hát.

  1. b) Xây dựng đời sống mới

Dịch là:

Đhiq vênh đoan kêtq pitq quai,

Đhiq vênh hathay vung nhăng, Kô nêh ladhay pa ngotą

Đi mình đoàn kết trồng khoai, Đi mình cùng nhau nhổ cỏ,

Trước đây đều cùng đói khát.

Trích bài talêu – Theo lời Đảng gọi, do anh Phạm Văn Cường ở xã Ba

Thành, Ba Tơ hát.

  1. Yếu tố phồn thực thể hiện qua âm nhạc

Quan niệm phồn thực của người Hrê được phản ánh qua hình dạng nhạc khí, bộ phận cấu thành, tên của các bộ phận cấu thành nhạc khí và bài bản nhạc khí. Qua những khía cạnh trên, có thể nhận biết người Hrê vẫn còn bảo lưu (mặc dù có sự đậm nhạt khác nhau) một tín ngưỡng có từ thời cổ xưa của loài người – đặc biệt ở những cư dân nông nghiệp, đó là tín ngưỡng phồn thực, với khát vọng sinh sôi trường tồn của sự sống và giống nòi.

3.1. Bộ phận cơ thể

Bộ phận cơ thể được phản ánh qua hình dạng và yếu tố cấu thành nhạc khí. Việc này được phản ánh ngay trong cách đặt tên cho các phím đàn, đó là tên các phím trên cây đàn brooc là vú mới, vú páy, và vì, vú pun,...Theo tiếng H’rê thì mới, páy, pt, pun nghĩa là “một, hai, ba, bốn”. Vú người phụ nữ còn được phản ánh qua hình dạng chiếc sáo đất (tàu).

3.2. Tên gọi đực cái

Quan niệm phồn thực cũng được thể hiện qua tên gọi đực cái (có nghệ nhân gọi là trai gái) ở một số bộ phận cấu thành nhạc khí. Chẳng hạn, k′xi kari là “dây cái”, vì theo tiếng Hrê, k’xi nghĩa là “dây” và kari nghĩa là “cái” (giống cái); k xi kalô (kalô là “đực”) nghĩa là “dây đực”. Đây là trường hợp của hai dây đàn b’rooc, dây gần phím là dây cái và dây còn lại là dây đực. Hiện tượng này, còn gặp ở các ống đàn và út (hai ống) như kloong kari (kloong là “ống”) nghĩa là “ống cái”; kloong kalô nghĩa là “ống đực”. Ống cái có số đo chiều dài lớn hơn ống đục, ống cái dài 110cm và ống đực chỉ dài 100cm (các số đo này lấy từ cây đàn vàpút do nghệ nhân dân gian Đinh Ngọc Su ở thôn Tà pa, xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà chế tác, do chúng tôi sưu tầm).

Quan niệm phồn thực được phản ánh trong nhạc khí qua tên gọi đực cái, sẽ được tổng hợp trong bảng sau đây:

Bảng 2

Tên gọi đực cái được phản ánh trong nhạc khí

3.3. Yếu tố phồn thực trong bài bản âm nhạc

Yếu tố phồn thực ở người Hrê không chỉ được phản ánh qua hình dạng, cách gọi tên các nhạc khí, mà có cả trong bài bản nhạc khí. Theo nghệ nhân cao tuổi Đinh Xuân Huế (xã Sơn Linh, Sơn Hà, Quảng Ngãi) thì có những bài bản rangói mang nội dung như sau:

Dhù đhì đhù đhit,

Tịt ỉ vô tok?

Vok I vô hịp?

Dịch là:

Dhù dhì dhù đhit, Cái đó đã có ai leo chưa?

Cái má đã có ai hôn chưa?

Quảng Ngãi xưa kia thuộc châu Amaravati của Vương quốc Chămpa (từ thế kỉ III cho đến thế kỉ XV). Người Hrê còn có tộc danh là Chim rề [74, tr. 117]. Có thể có sự giao lưu tiếp biến văn hoá diễn giữa hai tộc Hrê và Chăm. Trong khi quan niệm phồn thực của người Hrê diễn ra khá sâu sắc trong đời sống văn hoá âm nhạc, thì người Chăm lại thể hiện mạnh mẽ quan niệm này trong nghệ thuật điêu

khắc của họ.

Có thể nhận ra điều này, trong nhiều tác phẩm điêu khắc: phù điêu vũ nữ Apsara, tượng Ganesa và hình những bộ vú được dùng làm dải trang trí trên một số bệ tượng, v.v...

Các nhà khảo cổ học đều cho rằng, văn hoá Chămpa là hậu duệ của văn hoá Sa Huỳnh. Hai nền văn hoá này đã để lại những di tích trở thành di sản văn hoá của Việt Nam và thế giới (41,tr. 130 –131].

Điều này, đã gọi mở nhiều hướng nghiên cứu, nhất là mối quan hệ giữa người Hrê với người Chăm trong quá trình lịch sử. Tuy nhiên, chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu vấn đề này.

  1. Một số nghi tục

Trong các nghi tục liên quan tới âm nhạc của người H’rê, có thể phân biệt hai loại chính:

– Những nghi tục liên quan tới quan niệm vạn vật hữu linh

– Những nghi tục liên quan tới một số sinh hoạt ca nhạc

4.1. Một số nghi tục liên quan tới quan niệm vạn vật hữu linh

Người Hrê cho rằng, nhạc khí chinh là thần linh (yang chinh) nên có tục cúng chinh vào đầu năm. Theo nghiên cứu của chúng tôi, thì người Hrê trước đây có khá nhiều nhạc khí thiêng, chẳng hạn: rodoang, vàpút, pênhpt, akhung và chinh Kla v.v... Theo nghệ nhân dân gian Đinh Ngọc Su, thì những nhạc khí này trước kia đều rất thiêng, người Hrê phải thận trọng và kiêng cữ khi sử dụng, vì cho rằng đó là tiếng nói của thần linh.

Vì thế, khi sử dụng những nhạc khí thiêng này, họ phải tuân theo những nghi tục đã được quy định từ lâu đời mà hiện nay vẫn còn được lưu giữ ở một số nghi lễ trong cộng đồng Hrê. Dưới đây là một số nghi tục liên quan tới những nhạc khí thiêng trên.

4.1.1. Tục cúng chinh

Trong suốt quá trình lịch sử của tộc người H’rê, chỉnh là loại nhạc khí đặc biệt quan trọng đối với đời sống tinh thần và vật chất của tộc người này. Chinh có vị trí linh thiêng, ổn định trong tiềm thức của người Hrê. Nó có sức cộng cảm, sức quy tụ cộng đồng trong các lễ hội, tín ngưỡng dân gian, cũng như sinh hoạt thường nhật. Bởi là một nhạc khí thiêng, cho nên việc sử dụng chinh phải tuân theo nhiều nghi tục khác nhau.

Người Hrê rất kiêng cữ trong việc hát cúng. Hát cúng phải đúng dịp, đúng nơi, nếu không thần linh hoặc hồn ma sẽ “quở trách”. Vì thế, những bài hát cúng không phổ biến trong dân gian, mà chủ yếu tập trung vào con số rất ít ỏi những thầy cúng. Tuy nhiên, đối với việc cúng chính, thì chủ nhà chính là người thực hành nghi lễ.

Có khá nhiều nghi tục liên quan đến việc sử dụng chính. Có thể xem những nghỉ tục liên quan tới nghi lễ cúng chinh là một điển hình cho tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Nghi lễ này diễn ra như sau:

Nghi lễ cúng yang chinh (thần chỉnh) do chủ nhân của bộ chinh thực hiện. Chủ nhà thường tổ chức vào sáng sớm ngày đầu năm. Lễ vật gồm: nước suối được lấy ở một ngọn thác cho “chinh uống” để giọng chinh rền vang như thác đổ rừng đại ngàn; rượu cần (càroh) cho “chinh uống” để “hồn chỉnh” được lên men; lá rẻ (từ một loại cây có trái đỏ, vị chua) cho “chinh ăn” để mặt chỉnh luôn đỏ hồng.

Khi thực hành nghi lễ, chủ nhà khấn

Cô ao pot am ca chinh mông pom in can,

Chinh ôp căng thôi,

Kachoi cathêh...

Chinh xin giặp

P’hoak tam’rop p′ jên con caip h’min cô lem đều

Talều xin mao h nim cô zôn xjuân k....

Dịch là:

Đây, tôi cắt tiết con gà mái tơ cho chinh, Chính hãy ăn uống no say

Để hát cho thật cao, thật khoẻ...

Chinh hát xin ông trời cho con cái nhà này Được sức khoẻ an lành,

Hát xin bông lúa nhà này trổ đòng, dài bông...

Người Hrê dùng lá mâm xôi, bông cỏ may lót dưới lung chinh làm vũ khí chống ác quỷ. Khi hành lễ, chủ nhà cắt tiết gà nhỏ vào bụng các chinh, chinh đồng trước, sau đến chinh k tum và chinh túc (hàm ý là chính mẹ rồi đến chinh cha và chỉnh con). Sau đó, chỉnh được ăn bánh tét, uống nước suối nguồn, uống rượu cần, rồi được chủ nhà đánh vang lên sang sáng (không theo bài nào) để chào đón năm mới.

Trên đây, là nghi lễ Pot ia am ca chinh – tức cúng chính mừng năm mới, còn gọi là lễ thức cúng gà cho chinh [78, tr. 39].

Theo nhà nghiên cứu Đinh Trung Xô (dân tộc Hrê) thì: “Người Hrê tồn tại và phát triển một phần nhờ vào thanh âm của chiêng, còn các loại đàn khác âm nhỏ không vọng lên tới trời, không nói được ý nguyện của con người.” [78, tr. 41]. Có lẽ vì thế, cho nên chỉ có chính là được cúng hiến sinh vào ngày đầu năm mới, còn các nhạc khí khác đều xuất phát từ nguồn gốc tre nứa, gỗ,v.v... thì không được củng hiến sinh.

Đáng chú ý là vào đầu năm, những gia đình có chính, phải tiến hành nghi tục này đầu tiên, rồi sau đó mới cúng bếp lửa (t′ nuh), chế rượu (p′ji thenh), v.v... [78,tr. 32].

Có cuộc sống an khang thịnh vượng là ước nguyện của con người. Những âm thanh của chính được coi là câu hát của thánh thần, nên người Hrê luôn gửi gắm những ý nguyện, thông điệp của mình về một tương lai tốt đẹp. Cho nên để chào đón năm mới, vào rạng sáng ngày đầu năm, nhà nào có chính không thể không chào mừng mùa vụ mới bằng tiếng chinh cầu may, cầu lộc. Chinh có mặt hầu khắp các lễ hội như mừng nhà mới, ăn cơm mới, đàm trâu, cưới hỏi, thậm chí trong lúc thời vụ rảnh rang, ngồi ngắm mưa, uống rượu đánh chinh giải sầu v.v... v...[78, tr. 42].

4.1.2. Quan niệm trong cất giữ và bảo quản chinh

Theo nhà nghiên cứu Đinh Trung Xô (dân tộc Hrê) thì: Trong nhà sàn của người Hrê có một “góc thiêng” (gọi là Mum achin) hướng ra phía con sông và đồng lúa. Tiếng Hrê, “Mum achin” nghĩa là số 9, hàm ý là “góc thiêng” nơi chỉ riêng chủ nhà hướng đầu vào khi ngủ. Nơi đây, chính là nơi cất giữ, bảo quản chinh, các đồ gia bảo như: gùi, ché và cũng là nơi đặt bàn thờ gia tiên. Góc thiêng nằm ở phía bên trái giáp với đầu nhà sàn. Trên đầu là nơi hồn vía con người ngự trị, phía bên trái theo chiều nhà sàn là phía M'hi lon – tức phía mặt trời mọc (hướng Đông), là hướng người Hrê thiên di tới. Người chết thì được khiêng ra từ cửa thiêng (gọi là Mang) ở hướng Tây (ngược lại với hướng Đông) thuộc phần dưới (đoang) của nhà sàn. Điều này, có thể hiểu là vị trí cất chính còn biểu hiện cho sự vươn lên, phát triển và trường tồn của sự sống.

Sau khi mua (hoặc trao đổi) được bộ chinh, họ xếp cất theo thứ tự từ chiếc chính lớn đến chinh chiếc nhỏ, đó là: chiếc vồng, chiếc K tum và chiếc túc. Để bảo quản bộ chinh, họ lót một miếng giẻ ở giữa các chiếc chinh rồi cất kĩ trong một bao được đan bằng những sợi mây, đặt dụng đúng ở trong góc thiêng.

Người H’rễ quan niệm, có bộ chính trong nhà như có thêm một vị thần phù hộ, che chở trong cuộc sống. Chính vì vậy, bộ chỉnh được họ rất trọng vọng, cất giữ nơi thiêng liêng.

4.1.3. Quy định liên quan tới việc sử dụng chinh, rodoang, và út, pênhpút, akhung, chinh k'la

  1. a) Đối với chinh

Theo các nghệ nhân Hrê cao tuổi, khi đánh chinh không được để đứt dây rớt chính và tránh hư vỡ chỉnh. Chính vì thế, trước khi sử dụng chính, người ta phải thử độ chắc của dây treo. Khi đổi các chiếc chính cho nhau (hoặc thay phiên), tránh làm va chạm, vì họ cho rằng chính va chạm là “cắn nhau” sẽ không tốt.

Đánh chỉnh để vui chơi thì đánh ở vị trí phía ngoài (lưng chinh), còn đánh trong lễ tục chia của cho người chết thì đánh phía trong (bụng chinh).

Những người trong năm bị rủi ro (kể cả người thân trong gia đình) thì không được đánh chính trong những ngày vui của dân làng. Tuy nhiên, họ vẫn được mời đánh chinh nhưng thường là họ từ chối. Điều này, đã thể hiện tính dân chủ, bình đẳng của người Hrê.

Ngoài những kiêng kị trên, không nên đánh quá mạnh tay sẽ làm cho “chỉnh khóc” là điều không tốt, chủ chinh sẽ không vừa ý và mọi người chê bai là không biết đánh chính. Tuy nhiên, việc đánh mạnh tay để làm cho chinh rạn nứt, hư hỏng lại là một quy định trong tục chia của cho người chết.

Trong số của cải chia cho người chết, nếu gia đình có chinh thì phải chia 1 trong 3 chiếc. Chiếc chỉnh chia cho người chết phải là chiếc khác giới tính, chẳng hạn, cha chết thì được chia chính mẹ, mẹ chết thì được chia chinh cha, con chết thì được chia chinh cha hoặc chính mẹ. Chiếc chính này, được đem ra mộ cùng với các của cải khác. Trước lúc chôn chiếc chinh theo người chết, người thân trong nhà dùng một đoạn gỗ cứng đánh thật mạnh vào phía trong chinh (bụng chỉnh) cho rạn nứt. Việc này, cũng nhằm báo cho người chết biết rằng người nhà đã chia cho một chiếc chinh.

  1. b) Đối với “rotoang”, “vàpút”, “pênhput”, “akhung”, “chỉnh k′la”

Như đã trình bày ở đầu mục này, với người Hrê, rơđoang, và pút, pênhpút, akhung và chinh k’la v.v...cũng là những nhạc khí thiêng.

Người Hrê quan niệm âm sắc huyền ảo của rooang là tiếng nói của các vị thần linh, còn những cây đàn bằng ống nứa thông 2 đầu, khi vỗ tay vào thì tài sản sẽ bay đi mất v.v... Chính vì vậy, xưa kia chỉ được phép diễn tấu ngoài rừng. Việc diễn tấu những nhạc khí này trong nhà bị coi là cấm kị. Ngoài ra, vào những ngày mùa tháng 3, sau khi lúa đã được thu hoạch mang về, thì người Hrê rất kiêng kị việc vỗ (tép) những cây đàn ống nứa. Điều này là do họ tin rằng, Mẹ lúa (yang xri) sẽ bỏ đi và mùa sau sẽ thất thu

Việc kiêng kị khi sử dụng nhạc khí còn được phản ánh trong việc sử dụng chỉnh kíla. Theo các nghệ nhân cao tuổi, thì lúc trời giống không được sử dụng đàn vì sợ trời giận sẽ có nhiều sấm sét nguy hiểm. Điều này, gợi ý cho chúng tôi về từ “K’la” để chỉ vị thần thời gian trong hệ thống tín ngưỡng của người Chăm (Chăm Bà la môn) – một dân tộc rất gần gũi với người H’rê (Chăm rễ) trong lịch sử.

Theo các nghệ nhân cao tuổi, thì xưa kia, chỉnh kíla không được sử dụng lúc trời dông vì sợ trời giận sẽ có nhiều sấm sét nguy hiểm. Điều này, gợi ý cho chúng tôi về hai chữ “Kla” để chỉ vị thần thời gian trong hệ thống tín ngưỡng của người Chăm (Chăm Bà la môn) – một dân tộc rất gần gũi với người Hrê (Chăm rễ) trong lịch sử. Ngày nay, chinh k’la là nhạc khí thường do nam giới sử dụng, đôi khi nữ giới cũng sử dụng nhưng rất hiếm. Đàn được sử dụng trong các môi trường sinh hoạt giải trí, trẻ em khi chăn trâu ngoài rừng hoặc người coi nương rẫy trên chòi, v.v...

Cũng theo các nghệ nhân cao tuổi ở các làng (p′lây) H′rè, thì xưa kia rơioang chỉ được phép chơi ngoài rừng, kiêng chơi trong nhà vì cho rằng những âm thanh huyền ảo của nó là âm thanh của các vị thần linh. Ngày nay, có lẽ người H’rê đã quên điều cấm kị trên. Nhạc khí này, đến nay chúng tôi chưa tìm thấy ở các tộc thiểu số khác ở Quảng Ngãi.

Ngày nay, rooang được diễn tấu chủ yếu vào mùa xuân, hoặc sau khi thu hoạch mùa màng, v.v... Cũng như đàn brooc, k râu, đàn chỉnh k’la, đàn rodoang là nhạc khí chủ yếu dành cho nam giới, nhưng điều đặc biệt ở đây, là rodoang thường do những nam giới lớn tuổi sử dụng.

Theo PGS.TS. Ngô Văn Doanh (Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Đông Nam Á), “K′la” là một vị thần trong thần thoại Ấn Độ. Vị thần này là một quái vật có đầu nhưng không có thân, tàn phá rất hung dữ, nuốt cả mặt trăng, mặt trời, nên sinh ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Thời xa xưa, một số tộc người sợ hiện tượng này hơn cả thiên tai, dịch bệnh vì họ coi đây như “ngày tận thế”. Trong lúc diễn ra nhật thực (hoặc nguyệt thực) họ chạy ra ngoài sân đánh chiêng, khua trống, la hét dữ dội khiến thần “K′la” phải nhả mặt trời (hoặc mặt trăng) ra. Người Trung Quốc gọi thần “Kla” là “Thau Thiết” (tức “Hổ Phù”), một vị thần trừ tà và chống điều dữ. Họ khắc mặt “Hổ Phù” trên khiên, áo giáp để che chắn cho các chiến binh khi xông trận.

Theo chúng tôi, cũng có thể không đơn thuần một cây đàn làm bằng chất liệu tre thì gọi là k’la. Vì nếu vậy, amó của người Hrê sao không gọi là sáo “triêng”, đàn pênhpút sao không gọi là đàn “nứa”,v.v ... nên vấn đề này, cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm sáng rõ.

4.2. Những nghi tục liên quan tới một số sinh hoạt ca nhạc

Có hai nghi tục nổi bật liên quan tới tập quán sinh hoạt ca nhạc của người Hrê, đó là: Tục uống rượu trong trình diễn nghệ thuật dân gian và tục không đánh chính khi trong p′lây có người qua đời.

4.2.1. Tục uống rượu trong trình diễn nghệ thuật dân gian

Việc uống rượu trước và trong khi diễn tấu chinh và hát một số thể loại dân ca là một thực tế ở khắp các play H’rê. Khi uống rượu trò chuyện, họ đạt một trạng thái hưng phấn nhất định để túc chính, hát calêu v.v... mới hay được. Có thể chia việc uống rượu khi trình diễn thành 3 giai đoạn:

– Giai đoạn đầu:

Rượu mới rót ra uống vài chén nên chưa thấm. Ở giai đoạn này, tiếng nhạc có vẻ “miễn cưỡng, gượng gạo hay thiếu tự nhiên”, nên chủ yếu là chuẩn bị so chính, lấy giọng v.v...

– Giai đoạn giữa:

Có thể nói, giai đoạn giữa là giai đoạn chuẩn nhất, xét ở góc độ trình diễn âm nhạc H’rê, vì lúc này nghệ nhân đã tương đối thấm men rượu và vẫn còn rất tỉnh táo trong trình diễn. Kinh nghiệm điền dã cho thấy, lúc này là lúc tiếp cận, khai thác tốt nhất. Tuy nhiên, cũng không nên xem nhẹ việc tiến hành sưu tầm ở các giai đoạn khác. Giai đoạn giữa thật sự là giai đoạn chính, vì nghệ nhân tuy uống rượu nhưng còn hưng phấn và tỉnh táo để trình diễn. Thời gian của giai đoạn này là dài nhất, so với các giai đoạn khác. Người nghệ nhân lúc này, có thể đạt trạng thái để diễn xuất tốt nhất, bộc lộ hết tài nghệ với những kĩ thuật trình diễn điêu luyện và “xuất thần” nhất.

– Giai đoạn cuối:

Giai đoạn cuối là lúc nghệ nhân trình diễn đã say rượu và do việc trình diễn đã lâu, nên đã thấm mệt. Điều này, dẫn đến chất lượng trình diễn âm nhạc không được như trước đó. Tục uống rượu không chỉ có trong trình diễn nghệ thuật dân gian, mà nó rất phổ biến trong sinh hoạt thường ngày và cả trong các nghi lễ.

4.2.2. Tục không đánh chinh khi trong p lây có người qua đời

Theo tác giả Đinh Trung Xô – người viết khoá luận Chiêng trong đời sống văn hoá của người H'rê miền Tây Quảng Ngãi [78] đã được dẫn ở phần Mở đầu, người Hrê có một quy định là không đánh chinh (tức chỉnh) khi trong p‘lây có người qua đời. Tục này, không chỉ áp dụng đối với chinh mà là đối với nhiều nhạc khí khác và dân ca.

  1. Các vùng âm nhạc H’rê

Qua khảo sát điền dã của chúng tôi, việc phân chia thành các vùng âm nhạc H’rê ở miền núi Quảng Ngãi là một việc làm rất khó và ít khả thi. Bởi thực tế, sự khác biệt về âm nhạc giữa các vùng Hrê là không rõ nét, mặc dù có những đậm nhạt ở một số thể loại, cũng như vấn đề giao thoa văn hoá âm nhạc diễn ra với các tộc cận cư.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mạnh dạn phân vùng âm nhạc Hrê với ước mong cung cấp một số thông tin khoa học về một hiện tượng văn hoá của người Hrê ở một địa phương cụ thể.

5.1. Vùng tập trung và vùng ven

Có thể chia âm nhạc dân gian Hrê ở Quảng Ngãi thành hai vùng tương đối khác nhau, tạm gọi là: vùng tập trung và vùng ven.

5.1.1. Vùng tập trung

Căn cứ vào mật độ dân số H’rê ở tỉnh Quảng Ngãi đã đề cập ở chương 1 (Bảng: Phân bố dân số Hírệ ở Quảng Ngãi), thì vùng tập trung dân cư gồm các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long.

  1. a) Vùng âm nhạc Sơn Hà

Nơi đây, tập trung đậm đặc các giá trị âm nhạc dân gian Hrê, phần nhiều các vốn dân ca, dân nhạc đều được tìm thấy ở vùng này. Các thể loại dân ca gồm: calêu (giao duyên), kachôi (tự sự), t’jeo (hát cúng), tạoi (hát khóc); nhạc khí gồm: chinh (3 chiếc), tàlía, akhung, pênhpút, am, rangói, rodoang, b'rooc, k'râu, v.v...

  1. b) Vùng âm nhạc Ba Tơ

Chúng tôi chọn xã Ba Thành (xã Ba Thành có 4 thôn: Làng Teng, Trường An, Huy Ba 1, Huy Ba 2) làm tiêu điểm. Xã này cách trung tâm huyện chừng 10 km, về hướng Nam. Nơi đây, tập trung rất dày đặc về vốn văn hoá dân gian Hrê, trong đó có âm nhạc. Có những nghệ nhân Hrê rất xuất sắc như: Đinh Thị B′rút, Đinh Thị Nứa, Phạm Văn Cường, Phạm Văn Nin, v.v... Có thể thấy sự nổi trội về túc chính (đánh chinh) và các thể loại dân ca talêu, kachôi mà không vùng H’rê nào có được.

  1. c) Vùng âm nhạc Minh Long

Vùng trung tâm Minh Long, chúng tôi chọn xã Long Mai, nơi rất gần huyện lị. Cũng như ở Ba Thành (Ba Tơ), nơi đây có thể nói là tiêu biểu cho âm nhạc vùng Minh Long. Có những giá trị âm nhạc Hrê mà chúng tôi không dễ gì tìm thấy ở những vùng khác, nhưng lại tìm thấy ở đây, như: hát cúng Chăm Voray, hát cúng Dăm hoa v.v... Người Hrê vùng “nước Rvá” ở đây rất say mê những cây vàput (hai ống nứa) của mình.

5.1.2. Vùng ven

Lâu nay, trong nghiên cứu văn hoá dân gian, chúng ta thường hiểu vùng ven là vùng hoá thạch ngoại biên. Tuy nhiên, trên thực tế khảo sát âm nhạc Hrê ở Quảng Ngãi thì không hoàn toàn như vậy. Có những vùng ven lưu giữ, phát huy; vùng ven giao hoà về văn hoá âm nhạc và vùng ven có nguy cơ mai một.

  1. a) Vùng ven lưu giữ, phát huy vốn văn hoá âm nhạc

Chúng tôi chọn xã Son Thượng, là vùng ven thuộc Sơn Hà. Tuy gọi là vùng ven, nhưng trữ lượng về âm nhạc dân gian Hrê ở Sơn Thượng khá đậm đặc. Ở thôn Tà pa có những nghệ nhân ca hát, biểu diễn nhạc cụ rất tài năng, như: Y Véc, Đinh Văn Dát, v.v... Đặc biệt nghệ nhân Đinh Ngọc Su, người am hiểu sâu rộng về văn hoá dân gian và âm nhạc H’rê, thuộc rất nhiều bài bản dân ca, dân nhạc, cũng như chế tác và trình diễn được hầu hết các loại nhạc khí Hrê. Ông đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”.

  1. b) Vùng ven giao hoà về văn hoá âm nhạc

Vùng ven thuộc thôn Mang Cà Muồng, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà có vị trí rất đặc biệt là liền kề với địa bàn cư trú của người Xơ Đăng (nhóm Cadong) ở huyện Sơn Tây và người Co ở huyện Tây Trà. Theo nghệ nhân Đinh Văn Ca, hầu hết người Xơ Đăng trong thôn đều tự nhận mình là người Hrê. Sinh hoạt âm nhạc trong thôn chủ yếu là cồng chiêng. Bên cạnh việc sử dụng chinh ba chiếc, người Hrê và người Cadong (Xơ Đăng) cùng đánh những dàn cồng chiêng từ hai chiếc, tám chiếc đến mười chiếc.

  1. c) Vùng ven có nguy cơ mai một vốn văn hoá âm nhạc

Vùng ven thuộc xã Trà Tân (Trà Bồng, Quảng Ngãi), có bốn thôn Tà Ót, Tà Ngon, Trường Biện, Trường Giang, trong đó, thôn Trường Giang (người dân địa phương, gọi là play Hre) là một thôn người Hrê. Trà Bồng là một huyện miền núi liền kề với huyện Sơn Hà, nơi có đông đảo người Co cư trú lâu đời. Qua khảo sát, điều tra của chúng tôi, thì hiện trạng ở đây như sau:

Việc giao lưu tiếp biến văn hoá, đặc biệt là đối với người Co không hề diễn ra ở đây. Có thể lí giải là do sự co cụm về văn hoá, sự mặc cảm do họ phải sống riêng lẻ, hoặc do sự tự hào dân tộc. Theo chúng tôi, việc giao lưu văn hoá không diễn ra giữa người Hrê và người Co ở play H’rê có thể do tất cả những nguyên nhân trên.

Theo nghệ nhân cao tuổi Đinh Thị Sa (sinh năm 1939), thì từ rất lâu play H’rệ này đã không diễn ra những sinh hoạt văn hoá dân gian, không nhà nào có chinh. Người già thì không hát được kachôi mà chỉ biết vài bài calêu (vùng này gọi talêu là calêu – giống với cách gọi ở vùng trung tâm), nhưng rất khó khăn họ mới nhớ được chút ít. Hiện tượng lạ này, theo chúng tôi, là đã có một sự đứt gãy văn hoá đã diễn ra đối với họ và cộng đồng Hrê ở đây.

Vùng ven thuộc thôn Trường Lệ, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (huyện người Kinh), thuộc miền trung du Quảng Ngãi, có vị trí liền kề với huyện Minh Long (có bảy thôn: Thiện Xuân, Nguyên Hoà, Đồng Giữa, Nhơn Lộc 1, Nhơn Lộc 2, Khánh Giang, Trường Lệ). Trong đó, thôn Trường Lệ có người Hrê sinh sống lâu đời, nhưng dân cư rất thưa thớt. Hiện trạng về âm nhạc và văn hoá dân gian của họ rất đáng báo động về nguy cơ thất truyền. Theo các nghệ nhân cao tuổi Phạm Thị Hè (sinh năm 1933), Phạm Thị Bum (sinh năm 1945), thì người Hrê ở đây, chỉ còn vài bộ chinh ít ỏi, chỉ sử dụng vào các dịp hội diễn văn nghệ quần chúng huyện hằng năm, thời gian còn lại thì gần như bị lãng quên.

Nhìn chung ở các vùng ven này, văn hoá dân gian và âm nhạc người Hrê đã mai một rất nhiều so với những vùng tập trung, ngoại trừ v.v... Một số người cao tuổi và thanh niên ở vùng ven, có hát những bài ca cách mạng (thời chống Pháp, chống Mĩ); một vài bài dân ca vùng Tây Nguyên khá phổ biến: Mừng lúa mới, Vệ sinh ăn đũa hai đầu, ơi anh ơi (có thể gốc Ba Na); bài hát Nhảy sạp, Hoa Chăm pa có thể tiếp thu qua người Kinh; một số ca khúc theo điệu nhạc boléro thời chế độ Sài Gòn (trước ngày 30 tháng 4 năm 1975); một số bài hát nổi tiếng của Pháp đã chuyển ngữ, v.v... Các thể loại dân ca và nhạc khí chỉ tồn tại qua trí nhớ của một số ít người cao tuổi.

5.2. Những yếu tố khác biệt giữa các vùng âm nhạc

Một số yếu tố khác nhau giữa các vùng âm nhạc Hrê ở Quảng Ngãi, đó là: một số tên gọi khác nhau; thế mạnh của các vùng âm nhạc; một số bài bản dân ca khác nhau.

Tên gọi của các thể loại dân ca và nhạc khí H’rê có sự khác biệt ở các vùng. Vùng Ba Tơ, Minh Long gọi thể loại hát giao duyện là talêu, vùng Sơn Hà gọi là calêu. Trong khi vùng Sơn Hà gọi là đàn và put thì vùng Minh Long gọi là pênhpút, v.v...

Về thế mạnh của các vùng âm nhạc, có thể thấy rằng, mỗi vùng âm nhạc Hrê ở Quảng Ngãi đều có thế mạnh riêng. Trong khi thế mạnh của vùng Son Hà là sử dụng brooc, pênhput, akhung, tàuổ, rođoang, thì thế mạnh của vùng Ba Tơ là chinh (ba chiếc), chinh kla (chinh tre) và các thể loại dân ca talêu, kachôi. Người Hrê vùng Ba Tơ dọc sông Liên (nước Liên) có truyền thống túc chinh rất hay, chứ không có trụ điểm sử dụng các nhạc khí khác. Nhiều bộ chinh quý được lưu giữ ở vùng này, như những bộ chinh của anh Phạm Văn Cường (Bí thư Đảng ủy xã Ba Thành), v.v...Thế mạnh của vùng Minh Long là vàpút và thể loại F’jeo (hát cúng).

Có những nhạc khí có mặt ở vùng này mà không có ở vùng khác. Như Akhung, tàoố ở vùng Sơn Hà thì không có ở vùng Ba Tơ và Minh Long; hoặc đàn vàpút (2 ống) ở Minh Long thì không có ở vùng Sơn Hà – mặc dầu, đối với người H’rê, các nhạc khí này rất dễ làm. Hàng âm chinh ba chiếc có sự khác nhau ở các vùng. Chẳng hạn, hàng âm ở vùng Ba Tơ khác hẳn ở vùng Minh Long như sau:

Hàng âm bộ chỉnh ba chiếc ở xã Ba Nam, Ba Tơ, có cao độ:

Còn hàng âm bộ chính ba chiếc ở xã Long Mai, Minh Long có cao độ và công thức khác:

Âm nhạc dân gian của tộc Hrê ở Quảng Ngãi, bao gồm dân ca và dân nhạc. Việc phân loại âm nhạc dân gian Hrê ở Quảng Ngãi theo tiêu chí sinh hoạt đời thường và sinh hoạt tín ngưỡng phong tục, là một cách tiếp cận từ góc nhìn văn hoá học. Qua đây, các vấn đề về đời sống văn hoá của người Hrê thông qua âm nhạc đã được trình bày như: môi trường diễn xướng và các chức năng thực hành xã hội. Mỗi trường diễn xướng của dân ca, nhạc khí Hrê là trong sinh hoạt đời thường và sinh hoạt tín ngưỡng – phong tục. Trong đó, môi trường diễn xướng sinh hoạt đời thường rất đa dạng, với sự tham gia của phần lớn các thể loại dân ca và nhạc khí. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ là tương đối vì có một số thể loại dân ca và nhạc khí đều được sử dụng trong cả hai môi trường diễn xướng.

Đề tài và nội dung đã đề cập đến vấn đề lời cổ, lời mới trong dân ca Hrê. Trong đó, nội dung văn học của dân ca lời cổ khá đa dạng, đã phản ánh cuộc sống của người Hrê trước đây cũng như hôm nay, đó là: tình yêu quê hương; lao động sản xuất; giao duyên; tình yêu gia đình; ca ngợi thần linh. Những dấu vết của lối tư duy có từ thời cổ xưa, như: so sánh, ví von, ẩn dụ vẫn tìm thấy trong dân ca Hrê lời cổ.

Trong quá trình vận động, dân ca Hrê lời mới đã không đa dạng, phong phú bằng dân ca lời cổ, đặc biệt chúng không có nội dung về ca ngợi thần linh, giao duyên thuần tuý. Nó chỉ có hai nội dung: phục vụ kháng chiến, xây dựng đời sống mới.

Yếu tố phồn thực thể hiện qua âm nhạc Hrê được phản ánh qua hình dạng, cách gọi tên các nhạc khí và cả trong bài bản của nó.

Trong môi trường diễn xướng tín ngưỡng - phong tục có những nghi tục còn được lưu giữ, đó là tục cất chinh và tục cúng chinh. Điều này, nói lên quan niệm của người Hírê về một nhạc khí được gọi là thần chinh (yang chinh) này. Ngoài ra, người H'rê trước đây còn có bốn nhạc khí thiêng, đó là: rodoang, vàpút, pệnhpút, akhung và chinh kla. Người H’rê phải thận trọng và kiêng cữ khi sử dụng, vì cho rằng, đô là tiếng nói của thần linh.

Trong âm nhạc dân gian Hrê có những vùng tương đối khác nhau, đó là vùng tập trung và vùng ven, trong đó, có những yếu tố khác biệt giữa các vùng âm nhạc. Điều này, có thể gọi mở cho nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, không chỉ đối với dân tộc nhạc học mà một số ngành khoa học xã hội khác như: nhân học, lịch sử, văn hoá, v.v...

VP