DƯ
ÂM HÁT MÃIVỀ THỜI HOA ĐỎ
Minh Huấn
Vừa
qua tại Trung tâm Văn hóa Tỉnh Bạc Liêu, nằm trong khuôn khổ kế hoạch hoạt động
chào mừng Quốc Khánh 2/9, Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9, Ngày Âm nhạc Việt Nam
3/9 và ngày truyền thống Tỉnh Bạc Liêu 23/8, Hội Âm Nhạc TP.HCM phối hợp với Sở
Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bạc
Liêu tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát về thời hoa đỏ”. Đến dự
chương trình, về phía Hội Âm Nhạc TP.HCM có Nhạc sỹ Trần Long Ẩn – Phó chủ tịch
Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Chủ tịch Hội Âm Nhạc TP.HCM; các Phó Chủ tịch, Ủy viên
Ban chấp hành và hơn 100 nhạc sỹ, ca sỹ thuộc Hội Âm Nhạc TP.HCM. Về phía tỉnh
Bạc Liêu có ông Võ Văn Dũng – Bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch HĐND Tỉnh cùng các đồng
chính lãnh đạo Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành và nhân dân Thành phố
tham dự.
“Hát về thời hoa đỏ”.
Đã qua rồi những năm tháng chiến tranh, giờ đây quê hương đất nước đang từng
ngày trên đường đổi mới và phát triển, tự hào thay với cái nghĩa, cái tình của
chính những người Bạc Liêu khiến cho những ai đã đến đây rồi cũng sẽ không muốn
quay về, nhưng nếu có ai đi xa thì cũng mãi luyến lưu trải lòng từ trái tim đến
với trái tim như sợi dây vô hình kết chặt. Một cái gì đó chân chất gần gũi, một
cái gì đó gắn bó keo sơn thủy chung nhất mực với tình người tình đất Bạc Liêu
hòa quyện trong tình đất nước lắng sâu trong tâm thức của những người con Đất
Việt. Trong một không gian nhỏ hẹp của khán phòng, những làn điệu ngợi ca cảm
nhận như thấy quê hương cả một bầu trời riêng ẩn chứa trong tâm hồn của mỗi
chúng ta với những kỷ niệm của ngày thơ ấu, là giây phút bồng bềnh trên con
thuyền giấy, là những buổi thả diều trên đồng ruộng mênh mông cùng hòa nhịp điệu
với cánh cò bay lả, là những đêm trăng hò hẹn trên những cánh đồng sau mùa gặt
hái, mỗi người có một quê hương cho riêng mình, nơi ấy chứa đựng những gì nên
thơ nhất, đẹp nhất trong tâm hồn, là nơi bình yên một cõi cho ta đi về, với ca
khúc mở màn Chuyến đò quê hương sáng tác Vy Nhật Tảo do ca sĩ Minh Trang trình
bày như kết nối hồn quê với khán thính giả mong nỗi nhớ nhà và cũng rất đậm
tình người trong Nắng gió Phương Nam của ca sỹ Nhất Sinh. Những tác giả, tác phẩm
đã dệt nên những nét đẹp mê hồn có những lúc ta thấy thấp thoáng hình ảnh của
những cô thôn nữ thướt tha trong tà áo dài, với tà áo tung bay trong nắng gió
chiều cùng mái tóc dài đen huyền óng ánh duyên dáng với chiếc nón bài thơ bên
dòng sông Hương mông lung huyền diệu và hơn thế nữa là màu sắc vàng thắm của những
cánh đồng lúa bạc ngàn cò bay thẳng cánh cùng những cô thôn nữ đang nhanh nhanh
tay gặt lúa khi mùa về, sau những lũy tre làng trong màn sương mỏng chiều đồng
quê chú mục đồng ngồi trên lưng trâu ung dung thổi sáo vang lên những điệu khúc
du dương – Việt Nam đất nước tuyệt vời – đã tạo nên một bức tranh đẹp khó tả đến
mê hồn. Trong xuyên suốt chuỗi chương trình, Ban tổ chức cũng tạo nên bước ngoặt
bất ngờ khi lồng ghép chương trình trao tặng quà cho các gia đình chính sách và
các gia đình văn nghệ sỹ Bạc Liêu có
hoàn cảnh khó khăn của các Công ty, những nhà mạnh thường quân. Thật là việc
làm đầy nghĩa cử mang tính nhân văn cao cả đã tạo nên chất kết dính, là nguồn lực
thôi thúc khả năng lao động nghệ thuật sáng tạo, góp thêm tiếng hát lời ca vì một
Bạc Liêu đổi mới và phát triển.
Chương
trình nghệ thuật đã mang đến cho các khán giả nhiều tiết mục đặc sắc viết về thời
hoa đỏ, như những giai điệu đẹp một thuở “Hát cho dân tôi nghe”, “Hát cho những
đêm không ngủ”, “Tiếng hát át tiếng bom”, những tác phẩm nghệ thuật như vượt cả
thời gian, không gian mang đến cho người ái mộ những giây phút hồi tưởng không
thể nào quên, những khúc hát khơi dậy những truyền thống hào hùng của dân tộc
Việt Nam; về Bác Hồ, về Biển đảo quê hương, về con người Bạc Liêu được phản ánh
qua bức tranh nghệ thuật được thể hiện qua các giọng ca ngọt ngào đến từ TP.HCM
và Bạc Liêu, đặc biệt là các giọng ca đạt giải cao trong cuộc thi “Hát về thời
hoa đỏ” do Đài Truyền hình TP.HCM tổ chức, Hát về thời hoa Đỏ, với những bài
hát Đỏ và những tấm lòng rất Đỏ.
Lần
đầu tiên Bạc Liêu là điểm đến của chương trình “Hát về thời hoa đỏ” không phải
là cơ may mà dường như đã có sự định sẵn, văn nghệ sỹ háo hức mang đến cho Tỉnh
một chương trình nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tình cảm của văn nghệ
sỹ TP.HCM đối với quê hương Bạc Liêu, cảm xúc trước sự kiện này anh Thanh Sang
thành viên trong đoàn cho biết lâu nay Hội chỉ tổ chức với quy mô nhỏ, thường
thì ít người, nội dung hoạt động kết thúc sớm và cũng ít có nhạc sỹ nổi tiếng
tham gia, nhưng lần này thì có khác “Hoành tráng, khí thế với một đội quân hùng
hậu”, trong đó có rất nhiều những nghệ sỹ, nhạc sỹ là những “cây đa, cầy đề”
trong làng nghệ thuật âm nhạc Việt Nam như nhạc sỹ Trần Long Ẩn – Phó Chủ tịch
Hội Âm Nhạc Việt Nam, Chủ tịch Hội Âm Nhạc TP.HCM, Nhạc sỹ Trương Quang Lục, nhạc
sỹ Tôn Thất Lập, Nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Thiện, Nhạc sỹ Nguyễn Văn Hiên, Nhạc sỹ
Nguyễn Đức Trung, Nhạc sỹ Vy Nhật Tảo, Nhạc sỹ Thế Hiển, Nhạc sỹ Nhất Sinh… Qua
đó, với tinh thần luôn cầu thị Tỉnh Bạc Liêu cũng mong muốn dịp này các nhạc sỹ
sẽ sáng tác mới có nhiều nhạc phẩm hay, tác phẩm để đời về vùng đất, con người
Bạc Liêu; đồng thời tạo nhịp cầu nối trong thời gian tới Bạc Liêu sẽ nhận được
sự phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ của Hội Âm Nhạc TP.HCM trong việc đào tạo các tác
giả trẻ chuyên ngành âm nhạc góp phần thúc đẩy sự nghiệp văn hóa nghệ thuật tỉnh
nhà nói riêng.
Và
tất cả như trong mơ bằng những tấm lòng, tình cảm dâng trào rút ruột chơi hết
mình của văn nghệ sỹ TP.HCM cùng với lãnh đạo và văn nghệ sỹ tỉnh nhà trong buổi
gặp gỡ, giao lưu thật ấm áp và nghĩa tình trong những giây phút chia tay lưu luyến
đầy hứa hẹn thật là “tình thương mến thương”. Diễn đạt một cách bộc bạch ấn tượng
của anh nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn – Tổng Đạo diễn chương trình “Hát về thời hoa đỏ”.
Thôi thì vậy. Mình về Bạc Liêu nhé ! Và rồi một ngày nào đó trên quê hương Bạc
Liêu thân yêu lại tiếp tục vang lên những ca khúc “Hát về thời hoa đỏ” với những
nhịp điệu mới rộn ràng sâu lắng cùng với sức sống trên tầm cao mới của Bạc Liêu
trên đường hội nhập và phát triển.