31/01/202413:59

BIỂU DIỄN, SƯU TẦM NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC VÀ NHỮNG BÀI BÁO, THAM LUẬN TỪ CÁC NHẠC SĨ ĐỒNG HÀNH CÙNG HỘI VÀ ĐẤT NƯỚC - Phần 2

Điệu hò cấy chính cống của Đồng Tháp Mười, là một trong những giọng hò độc đáo của dân ca người Việt ở Nam Bộ. Một câu hò sành điệu có 3 cái kể xen kẽ với 3 con xô, nghĩa là 3 lớp mái xen kẽ với 3 lớp trống.

Câu Hò cấy do bà Lê Thị Luân hò chính (cái kể) và ông Ngô Trung Trực phụ họa (con xô):

Bà Luân kể: H ò ơ... Tôi khéo khen anh Sáu Chơi, h ò cuộc cũng hay mà hò m é p h ò m ô i th ờ i cũng lẹ . Anh cất tiếng lên rao thiệt giòn, mà khi anh hát lên cao hay th ả gi ọng trầm nh ư đờn cò Xuân Nữ có oán có ai có hồi rỉ rả rồi khi anh dứt chót giọng ờ ơ ơ hơi đã còn dư ư hư.

Ông Trực xô: Hơ ơ... hòa hơ ơ, hơ ư hư ư

Bà Luân: Hò ơ... Khi tức cảnh hò chúc cũng hay, hò tình cũng giỏi, hò chào hò hỏi cũng tài, hò tích hò truyện nghe khoái lỗ tai, hò thở hò than ai ai ơ hơ... rồi cũng muốn khóc ư hư…

Ông Trực: Hơ ơ.... hòa hơ ơ hơ, hơ ư hư ừ hư…

Bà Luân: Hòa hơ... Vậy anh kể từng hồi chơn tóc kẽ răng, nhớ đến công cuộc mần ăn có hơn có thiệt có ly có biệt, lúc bổng lúc trầm, khi nực cười thầm nôn ruột mà nghe anh dứt chót thả giọng mà nghe cũng đủ ơ hơ hơ mùi thấu ruột thấu gan ư hư...

Ông Trực: Hơ ơ... hòa hơ ơ hơ, hư ư hư ừ hự…

Ông Sáu Chơi, người “nghệ sĩ dân gian” được tôn vinh trong câu Hò cấy trên, nổi danh ở vùng Cao Lãnh, Tháp Mười, Cái Bè, Cái Lây, Sa Đéc, đượcbà con chòm xóm vùng này luôn nhắc đến. Khi mẹ ông Sáu Chơi qua đời, nhà nghèo không có tiền mua quan tài mai táng mẹ, ông ngồi bên thi thể mẹ mà cất giọng hò thê thảm suốt ngày đêm. Bà con chòm xóm nghe “thấu ruột thấu gan” và quyên góp íttiền giúp ông trong việc chôn cất mẹ.

Chỉ một năm sau, những câu Hò cấy Tháp Mười, Cao Lãnh đã “tái xuất huy hoàng” trong phim tài liệu nghệ thuật Tiếng vọng đồng quê qua giọng hò mùi mẫn của ca sĩ Đào Đức và Bích Phượng.

Nghe đồn bà Nguyễn Thị Mè (71 tuổi) ở xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, vốn là một “tay hò chiến” còn sót lại. Chúng tôi sốt sắng chuẩn bị máy ghi âm, máy chụp hình, sổ tay điền dã… đến nơi, bà Mè đang bị bịnh, đau cổ họng, không còn nhớ gì. Ngoài trời thì mưa lâm râm. Chúng tôi đang “ngồi chơi xơi nước” thì đoàn làm phim Tiếng vọng đồng quê vừa đến (như đã hẹn trước). Tác giả kịch bản Lê Giang và đạo diễn Cổ Trường Sinh ra sức năn nỉ ỉ ôi, nói rõ đây là bộ phim “Hò Nam Bộ” để chiếu trên truyền hình TP. Hồ Chí Minh, dì ráng ủng hộ! Bà Mè thấm ý và tự nhiên cảm thấy khỏe trong mình, liền chuẩn bị trang phục giống như thợ cấy ngày nào. Bà quấn chiếc khăn choàng hầu, mặc áo dài đen buộc gọn vạt trước, vạt sau để phủ kín che mông cho “lịch sự” khi phải lom khom cấy mạ. Bà còn gọi thêm hai người nữa để vừa cấy vừa hò đối đáp.

Trời vừa ngớt mưa, camera bấm máy, bà Mè hò chính, hai bà kia phụ họa, trên thửa ruộng sau nhà: Hơ... Ngó trên trời sao giăng tứ phía, ngó về ngoài biển đất đương lở đương bồi. Đôi đứa ta dĩ lỡ nhau rồi chàng than thiếp thở, phụ mẫu đứng ngồi ôi lại sao yên...

Hôm nay, những “nghệ sĩ dân gian” đã lần lượt ra đi vào cõi vĩnh hằng. Họ đã “chọn mặt” chúng tôi để gởi “vàng” những bài dân ca vô cùng quý báu. Ơn này, chúng tôi nhớ mãi.

Điểm qua tư liệu sưu tầm được, kể ra một số thể loại dân ca lưu truyền trong sinh hoạt ca hát dân gian như: Hát đưa em, Hát huê tình, Hò huê tình, Hò cấy, Hò khoan, Lý, Nói thơ, Đồng dao, Nói vè... Nơi hội tụ các làn điệu dân ca với số lượng và chất lượng đáng kể 2 bên tả ngạn sông Tiền là Cao Lãnh, hữu ngạn là Sa Đéc, Nha Mân.

Bốn tháng ròng rã đi tìm được vài bài Lý, nay đến Bốn huyện Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng, Thanh Bình nằm giữa sông Tiền và sông Hậu sưu tầm được 44 bài Lý: 19 bài ở Châu Thành, 17 bài ở Lai Vung, 6 bài ở Thạnh Hưng, 2 bài ở Sa Đéc.

Hai chuyên đề luôn được nhắc tới trong các tiểu luận là Thể loại và Thang âm điệu thức. Khi khảo cứu chuyên sâu có thể thấy thể loại hát ru Đồng Tháp tập trung 3 kiểu hát – hát lòng bản, tiêu biểu của Nam Bộ. Ba lối hát này không có những dị biệt lớn. Nhưng khi nghe càng lâu càng thấm, có thể nhận biết những nét riêng biệt hết sức tế nhị bị chi phối bởi thang âm điệu thức.Như lối hát ru được phổ biến rộng rãi khắp Nam Bộ có thang 4 âm. Lối hát ru mang tính đặc thù của Nam Bộ, nghe lâm ly mùi mẫn có thang 5 âm điệu thức Oán. Lối hát ru từ lối hát 4 hoặc 5 âm ấy chuyển một cách tự nhiên qua thang 3 âm tạo hiệu quả tương tự với dân ca Khme Nam Bộ hoặc dân ca Bắc Bộ.

Đi sưu tầm dân ca, đối với những người xuất thân từ tân nhạc, là đi tìm hiểu và học tập các nghệ nhân. Cuộc điền dã năm 1992 của đoàn sưu tầm được kết tinh trong cuốn Dân ca Đồng Tháp xuất bản năm 1995.

*

Năm 2002 có dịp biểu diễn và phục vụ biểu diễn. Cứ hai năm một lần tôi tập hợp anh em trong Ban Tuyên giáo Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh lập thành đội Văn nghệ tham gia Hội diễn, có hỗ trợ của vũ đoàn Mai Trắng. Thành lập và tham gia biểu diễn cùng đội 14 năm tại thành phố mang tên Bác Hồ. Năm nào tổ chức thì năm đó chúng tôi đoạt giải, giải cá nhân và giải chương trình, thấp nhất là Giải 3 hoặc Giải B. Giải chương trình cao nhất đạt được vào năm 2010, dàn dựng chỉ huy ca múa nhạc Chương trình mang tên Dặm đường non nước nghìn năm , đạt giải Xuất sắc Hội diễn do Công đoàn viên chức thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 2 năm 1 lần.

Năm 2014 chương trình Bài ca đất nước , đạt giải A Hội diễn Công đoàn viên chức thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 2014 nhà thơ Dương Trọng Dật viết bài thơ dài có tên là Bản trường ca màu tím , Tặng đội văn nghệ Ban Tuyên giáo Thành ủy, đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng:

Khi tôi còn là hạt bụi

Người đã lên đường đi xa…

Giữa khán phòng trang nghiêm

Tôi chợt thấy toàn thân run lên

Ngỡ mình đang bồng bềnh trôi

Bốn phía lung linh

Huyền ảo những đóa hoa màu tím

Câu hát thổi vào tim

Cơn gió chướng Tháp Mười ngọt lịm

Tôi ngỡ mình hóa cánh hải âu

Giữa bầu trời thiên thanh rực nắng Sài Gòn

Tiếng hát em bay lên

Từ Nhà Rồng, Bến Nghé, Ba Son

Từ bước chân Người bốn biển bôn ba

Theo ngọn sóng nhân dân

Từ cay cực lầm than dân tộc

Từ dâu bể trầm luân

Nước mất nhà tan

Từ máu và nước mắt

Từ ý chí quật khởi muôn đời

Ngang giáo non sông trải mấy thu… (Câu thơ của Phạm Ngũ Lão)

Còn tiếp...