14/03/202411:03

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ÂM NHẠC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ LÚC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN - Phần cuối

7. Nhóm Nhạc sĩ Những người bạn:

Những năm cuối thập niên 80, các sân khấu ca nhạc của thành phố hầu như bị lũng đoạn. Các ca sĩ đua nhau những bài ca hải ngoại hoặc nhạc nước ngoài thậm chí là nhạc cũ chưa cho phép hát nhưng họ sửa vài từ để “qua mặt” các nhà quản lý . Có người nói vui nhạc cách mạng (nôm na gọi là nhạc đỏ ) đang rút vô hoạt động bí mật . Giới thông tấn báo chí còn phanh phui trường hợp một hang bang đĩa của nhà nước chạy theo lợi nhuận còn xuất bản 120 bài hát về lính cộng hòa!

Trước tình hình cung (nhạc sĩ sáng tác) mà không có cầu (tổ chức biểu diễn) 8 ủy viên Ban chấp hành Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh khóa II gồm các nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Từ Huy, Thanh Tùng, Nguyễn Ngọc Thiện và Nguyễn Văn Hiên đã thống nhất thành lập Nhóm nhạc sĩ Những Người Bạn.

Sau khi ra mắt vào buổi sáng chủ nhật 08/3/1992 tại khuôn viên tòa soạn báo Tuổi Trẻ thu hút đông đảo thanh niên đến tham dự, nhóm đã tiếp tục tổ chức sân khấu ca nhạc tại Nhà Văn hóa Thanh niên với tên gọi CLB Nhạc sĩ mà mọi người vẫn quen gọi Quán Nhạc sĩ. Chính tại nơi đây hàng trăm tác phẩm của nhóm nhạc sĩ Những Người Bạn đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng yêu nhạc. Sân khấu ca nhạc của nhóm “sáng đèn” suốt các đêm trong tuần với nhiều chủ đề cho từng đêm: Thứ Hai với chương trình Một thời Áo trắng dành cho lứa tuổi hồng Sinh viên Học sinh với phần biểu diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp, Thứ Ba đến Thứ Sáu là các chương trình Nhạc tiền chiến, nhạc của các nhạc sĩ trong nước và nhạc Trịnh Công Sơn. Riêng đêm Thứ Bảy và Chủ nhật dành riêng cho các ca khúc của Nhóm Nhạc sĩ Những Người Bạn. Ngoài ra, nhóm còn tổ chức các chương trình đến với Sinh viên Học sinh trên địa bàn thành phố và các chuyến lưu diễn xuyên Việt đến với thành phố biển Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng và các trường đại học, trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội và Thái Nguyên…

Nhìn chung, nhóm Nhạc sĩ Những Người Bạn đã hoạt động hai mươi năm một cách tích cực và đã góp phần không nhỏ về các ca khúc của trào lưu nhạc pop rock, nhạc trữ trình đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi với hàng trăm tác phẩm của các nhạc sĩ trong nước qua một trăm ngàn đêm diễn.

8. Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Từ xưa đến nay truyền thống Uống nước nhớ nguồn vẫn luôn là một đạo lý được gìn giữ và phát huy bởi biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nguồn ở đây tôi muốn nói đến Nguồn nhân lực . Tựu trung có hai nguồn: Lực lượng trẻ và Các nhạc sĩ lão thành.

8.1. Quan tâm đến lực lượng kế thừa

Ngay từ những ngày đầu thành lập Hội đã rất quan tâm lực lượng sáng tác trẻ. Đó là lực lượng kế thừa để tiếp tục công tác xây dựng hội bền vững trong tương lai. Đã có 23 nhạc sĩ trẻ thuộc Câu lạc bộ Sáng tác Trẻ Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh được vinh dự kết nạp là Hội viên sáng lập hội.

Những nhiệm kỳ tiếp theo, nhạc sĩ trẻ luôn là vấn đề các Ban chấp hành quan tâm trong công tác phát triển hội. Thực tiễn cho thấy, 48 năm qua đã có hàng chục nhạc sĩ trẻ sau khi được kết nạp hội đã phát huy năng khiếu của mình trong lĩnh vực sáng tác với hàng ngàn tác phẩm phục vụ được nhu cầu ca hát của phong trào thanh niên, sinh viên học sinh và thiếu niên nhi đồng. Đó là chưa kể những bài ca đáp ứng kịp các yêu cầu chính trị của thành phố và cả nước. Chính vì thế đã có hàng chục nhạc sĩ trẻ được kết nạp thành hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

8.2. Quan tâm đến nhạc sĩ lão thành

Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến hàng năm với tinh thần xã hội hóa, vận động các hội viên đóng góp để có phần quà tặng các nhạc sĩ lão thành và các nhạc sĩ từ 70 tuổi trở lên. Sự đóng góp thành quả của các nhạc sĩ lớn tuổi đối với Hội không chỉ là những tác phẩm âm nhạc được sáng tạo từ thời thanh xuân đến nay mà còn những lúc trao đổi kinh nghiệm sáng tác với các nhạc sĩ trẻ, giúp họ có thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực sáng tác và trải nghiệm cuộc sống.

Uống nước nhớ nguồn, hàng năm đã trở thành tập quán mới của Hội dành cho các nhạc sĩ lão thành. Tôi nghĩ, đây cũng là một điểm son của Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh.

9. Kiến nghị:

Hội là tập hợp những người hoạt động âm nhạc trong thành phố:

9.1 Kết nạp những người có tác phẩm âm nhạc tốt nhưng chưa có bằng cấp.

9.2 Kết nạp người lớn tuổi