04/05/202313:40

ÂM NHẠC DÂN GIAN CỦA TỘC NGƯỜI H'RÊ Ở QUẢNG NGÃI - Phần 1

Zalo

 

DẪN NHẬP

         Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, với sự bùng nổ của Internet và nhiều tiện ích khác phục vụ cho con người. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Việc ứng dụng các thành quả công nghệ này: Trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học v.v... đã làm cho chất lượng sống và việc làm của con người phát triển vượt bậc. Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới phẳng, con người có thể kết nối với nhau, trực tuyến mọi lúc mọi nơi trên quả địa cầu này, v.v... Tuy nhiên, điều này cũng là một thách thức rất lớn đối với sự tồn tại của các hình thức diễn xướng dân gian trong đời sống của các cộng đồng, trong đó có âm nhạc dân gian của tộc người Hrê ở Quảng Ngãi.

         Việc nghiên cứu âm nhạc của một tộc người ở một địa phương cụ thể, có tác dụng làm rõ các vấn đề của một hiện tượng văn hoa và âm nhạc dân gian, góp phần vào việc bảo tồn những giá trị âm nhạc, văn hoá đang có nguy cơ bị mai một. Đây cũng là một cách kế thừa và phát huy di sản văn hóa truyền thống, có tác dụng trong việc nghiên cứu âm nhạc các tộc cư trú vùng triền Đông Trường Sơn, trong không gian văn hoa Trường Sơn – Tây Nguyên.

         Các tộc người ở Quảng Ngãi được nhắc đến sớm nhất trong Phủ - biên tạp lục (tập I) của Lê Quý Đôn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội (NXB KHXH, Hà Nội, 1977) (11). Sau đó, là trong Đại Nam thực lục (tiền biên) (NXB KHXH, Hà Nội, 1970) (50), Đại Nam nhất thống chí (quyển 5) (NXB KHXH, Hà Nội, 1970), sách này đã dành trên 30 trang viết về Quảng Ngãi. 

         Tuy nhiên, phải nói đến hai công trình Phủ Man tạp lục của Nguyễn Tấn (58) và Quảng Ngãi tỉnh chí của Nguyễn Bá Trác (67) đã đồng góp đáng kể trong việc nghiên cứu các tộc ở Quảng Ngãi. Hai công trình này, đã mô tả khá chi tiết về đất nước, con người Quảng Ngãi, nhưng do tính chất của loại sách lịch sử, nên các tác giả trên cũng không thể tiếp cận những vấn đề của văn hóa dân gian, cũng như về âm nhạc dân gian của tộc Hrê.

         Đến nửa đầu thế kỉ XX xuất hiện một số sách của các nhà nghiên cứu người Pháp, như cuốn Mọi Rú (Les jungles Mọi) của H. Maitre (Paris - 1912):

Ghi chép dân tộc học về những người Moi của miền Quảng Ngãi (Noitice ethnique sur les Moi de la région de Quảng Ngãi) của H. Haguet (Revue Indochinoise - 1905).

Sau đó, có Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam (Nguồn gốc và phong tục) của Nguyễn Trắc Di, Bộ Phát triển sắc tộc ấn hành, Sài Gòn – 1972 (5).

Các sách trên, đã cung cấp những thông tin quý báu về các vấn đề phong tục, tập quán, tín ngưỡng vv.. của các tộc người Tây Nguyên, trong đó có người Hrê, 

Từ năm 1975, đất nước thống nhất là cơ hội tốt cho các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian. Nhiều công trình nghiên cứu về các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên ra đời, như: 

         Các dân tộc ít người ở Việt Nam – các tỉnh phía Nam của Viện Dân tộc học – 1984 (74, tr. 117 – 128).

         Buôn làng cổ truyền các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên của Lưu Hùng, Luận án Phó tiến sĩ Sử học – 1984 (20).

         Đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi của Tạ Hiền Minh và các tác giả, Sở Văn hoá Thông tin Quảng Ngãi – 1996 (39). Sách này, viết về đời sống văn hoá của ba tộc thiểu số ở Quảng Ngãi: Hrê, Co và Xơ Đăng, gồm 5 chương: Miền núi Quảng Ngãi – thiên nhiên và dân cư; Văn hoá sản xuất; Văn hoa đảm bảo đời sống, Văn hoá chuẩn mực xã hội; Văn hoá nhận thức. 

         Trong các chương, ngoài những tư liệu khảo sát, điền dã khá kĩ lưỡng, các tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu khoa học có giá trị khác (đã dẫn ở trên).

         Quảng Ngãi – đất nước – con người – văn hoá (tái bản có bổ sung) của Bùi Hồng Nhân (chủ biên), Sở Văn hoá Thông tin Quảng Ngãi – 2001 (41). Sách này có 3 phần (đất nước, con người, văn hoá), gồm 8 chương: Lịch sử hình thành tỉnh Quảng Ngãi; Địa lí Quảng Ngãi; Khái lược về người Quảng Ngãi; Một số nhân vật tiêu biểu; Di chỉ văn hóa, di tích văn hoá, món ăn đặc sản; Phong cảnh, di tích cách mạng, di tích chiến thắng; Phong tục, lễ hội, tín ngưỡng của các dân tộc anh em ở Quảng Ngãi; Văn hoá văn nghệ dân gian – Văn hóa văn nghệ cận đại.

         Có thể nói, sách này như một bức tranh toàn cảnh về đất nước con người và văn hoá ở vùng đất Quảng Ngãi, là một tài liệu có giá trị do Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Ngãi tổ chức biên soạn và xuất bản.

         Những tài liệu có liên quan đến âm nhạc dân gian Hrê: Nhạc khí truyền thống Việt Nam của Lê Huy và Minh Hiến, NXB Thế giới, Hà Nội – 1994. Sách này là một tổng thể về nhạc khí truyền thống Việt Nam, tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu quá rộng, nên ở một số mục không nhắc đến các nhạc khí H rễ: 

         Chinh k’la của người Hrê, khi đề cập đến nhạc khí dây gẩy không cần (22. tr. 23); P‘fao của người Hrê, khi đề cập đến nhạc khí màng rung vỗ hai mặt (22, tr. 25); Chinh của người Hrê, khi đề cập đến nhạc khí tự thân vang (22, tr. 26)

         Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam của Tô Ngọc Thanh, NXB Văn nghệ, Trung tâm Văn hoá Dân tộc TP. Hồ Chí Minh – 1995 (61). Sách này đã phân loại và giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có những nhạc khí của người Hrê. Đây là một công trình có giá trị khoa học và thực tiễn, có thể sử dụng để chứng minh nhiều luận điểm khoa học, nhất là trường hợp những nhạc khí đồng dạng.

         Chuyên khảo về âm nhạc dân gian Hrê ở Quảng Ngãi có khoa luận cử nhân Quản lí văn hoá Chiêng trong đời sống văn hóa của dân tộc H'rê miền Tây tỉnh Quảng Ngãi của Đinh Trung Xô (dân tộc Hrê), Trường Đại học Văn hoa Hà Nội – 1999 (78). Theo chúng tôi, đây là một chuyên khảo có giá trị khoa học và thực tiễn rất cao, Tác giả của nó là một người con của dân tộc Hrê, sinh ra và lớn lên trong p’lây H’rê thuộc huyện Minh Long, Quảng Ngãi. Bằng tình yêu quê hương xứ sở, anh Đinh Trung Xô từ lâu đã ấp ủ những vấn đề về nghiên cứu chinh Hrê và anh đã hoàn thành xuất sắc khoá luận cử nhân Quản lí văn hoá Chiêng trong đời sống văn hoá của dân tộc Hrê miền Tây tỉnh Quảng Ngãi, do PGS.TS. Nguyễn Thụy Loan hướng dẫn. Những trang viết dày đặc về kiến thức, chân thật trong tư liệu tìm tòi của Đinh Trung Xô chính là một nguồn tư liệu mà chúng tôi hết sức trân trọng và tin cậy.

         Âm nhạc dân gian người H'rê của Nguyễn Thế Truyền, Văn hóa nghệ thuật (số 12), Hà Nội – 2000;

         Âm nhạc và múa dân gian tộc người Cadong, Co, Hrê tỉnh Quảng Ngãi của PGS.TS. Lê Toàn, Thông báo khoa học số 5, Viện Âm nhạc – 2001 (66, fr.32 – 62). Ở Thông báo khoa học này, tác giả đã dành 31 trang viết, đề cập đến âm nhạc các tộc ở miền Tây Quảng Ngãi, trong đó có 8 trang dành cho tộc Hrê. Các thể loại dân ca, nhạc khí của tộc người này đã được đề cập tới. Đây là một tài liệu về âm nhạc dân gian Hrê, được tác giả dành nhiều thời gian khảo sát, điền dã cùng với chúng tôi tại các vùng dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Ngãi vào các năm 2000 – 2001.

         Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy vốn âm nhạc dân gian của người Hrên ở Quảng Ngãi, Đề tài khoa học do Nguyễn Thế Truyền làm Thư kí khoa học và viết chính (Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường Quảng Ngãi – 2003). Do khuôn khổ và phạm vi của đề tài, tác giả cũng chỉ đi vào giới thiệu kết quả sưu tầm điền dã, kí âm và tổ chức dịch lời dân ca mà ít chú trọng đến các vấn đề so sánh, tổng hợp, đúc kết các quy luật.

         Nhạc khí của tộc người Hrê ở Quảng Ngãi của Nguyễn Thế Truyền do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 2011, Sách này là một công trình chuyên khảo khá đầy đủ và chi tiết của chúng tôi về nhạc khí H’rê. Tuy nhiên, những vấn đề về dân ca, tổng thể âm nhạc Hrê như thanh điệu, thang âm điệu thức, cũng như về các phương thức tư duy âm nhạc của người Hrê, v.v... không thuộc phạm vi nghiên cứu của công trình trên.

         Nhìn chung, do đối tượng nghiên cứu rộng, hoặc nghiên cứu một phần nên các sách và bài viết trên chưa có điều kiện đi sâu về âm nhạc của từng tộc người, cũng như của tộc Hrê.

         Văn hoá dân gian của người Hrê đã có một số công trình nghiên cứu đề cập ít nhiều, nhưng chưa thành hệ thống. Do nhiều lí do khách quan, chủ quan, các tài liệu liên quan cũng chỉ đề cập đến ít nhiều, chủ yếu ở dạng liệt kê (nêu tên nhạc khí). Cho đến nay, chỉ có các chuyên khảo về những khía cạnh của âm nhạc dân gian H’rên ở Quảng Ngãi: Khoá luận Đại học về cồng chiêng Hrê của Đinh Trung Xô; bài viết Âm nhạc và múa dân gian tộc người Cadong, Co, Hrê tỉnh Quảng Ngãi của PGS.TS Lê Toàn. Có thể nói, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu toàn diện về âm nhạc dân gian Hrên ở Quảng Ngãi.

         Công trình đưa ra những đặc trưng nhằm nhấn mạnh, âm nhạc dân gian Hrê là một biểu hiện của tỉnh đa dạng trong thống nhất của âm nhạc dân gian Việt Nam và là kho dữ liệu phản ánh những khía cạnh đa dạng về chủ thể sáng tạo, cũng như môi trường sống của họ. Trên cơ sở đó, có những kiến nghị về việc bảo tồn, phát huy đối với âm nhạc dân gian Hrê ở Quảng Ngãi trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể là nghiên cứu âm nhạc dân gian của tộc Hrê Quảng Ngãi, bao gồm: dân ca, dân nhạc; nêu những nét đặc trưng của âm nhạc vùng, khu vực; những nét riêng khác với các tộc ở Tây Nguyên; cũng như về chủ thể sáng tạo âm nhạc, môi trường sống và những thay đổi của nó.

         Sách đi sâu nghiên cứu âm nhạc dân gian của người Hrê ở Quảng Ngãi, bao gồm nhạc đàn, nhạc hát, nhất là về thang âm, đặc điểm giai điệu, nhịp điệu và cấu trúc bài bản âm nhạc. Tuy nhiên, các vấn đề về giá trị văn học như: ca từ, thể thơ, và các thủ pháp văn học cũng được đề cập tới, nhưng chưa có điều kiện đi sâu.

         Chúng tôi nghiên cứu âm nhạc dân gian của người Hrê còn tồn tại trong đời sống hiện nay ở những địa điểm thuộc Quảng Ngãi có người Hrê sinh sống tập trung, những nơi còn sinh hoạt và lưu giữ âm nhạc dân gian. Tuy nhiên, âm nhạc cổ truyền của họ hiện không còn hoặc chỉ còn qua lời kể (theo trí nhớ) của người dân cũng được xem xét để đối chiếu, so sánh.

         Chúng tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hoá dân gian, dân tộc nhạc học, âm nhạc học; Sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh trong quá trình xử lí tư liệu; Sử dụng phương pháp khảo sát, điền dã, phỏng vấn, khai thác các nghệ nhân, miêu tả, phân loại, so sánh để có thể fìm ra những đặc trưng và giá trị của âm nhạc dân gian Hrê.

         Có thể nói, đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn diện và chi tiết các khía cạnh âm nhạc dân gian trong đời sống của tộc Hrê ở Quảng Ngãi. Từ đó, hệ thống hoá và nhận diện âm nhạc dân gian của người Hrê, trên cơ sở tổng hợp âm nhạc ở từng vùng khác nhau trong tỉnh Quảng Ngãi; Góp phần làm rõ một số giá trị văn hoá dân gian H’rê thể hiện trong âm nhạc, qua so sánh với các tộc người Tây Nguyên; Phát hiện và gợi mở một số vấn đề của văn hoa dân gian, dân tộc học và sử học, qua quá trình nghiên cứu văn hoa tộc người và tiếp cận liên ngành. Đó là tên gọi về tộc danh, tên gọi nhạc khí kla, chiếc tà vố (sáo đất), các vùng âm nhạc Hrê, cấu trúc thang âm cổng chiêng bộ 5 chiếc, cũng như sự giao lưu giữa tộc Hrê (Chăm Rê hay Chăm Quảng Ngãi) với tộc Chăm diễn ra trong quá khứ, mà ngày nay vẫn còn nhiều dấu vết trong âm nhạc dân gian Hrê. Sách cũng góp phần nâng cao nhận thức của người Hrê và của xã hội về các giá trị văn hoá dân gian thể hiện trong âm nhạc; giúp người Hrê thêm quý trọng, gìn giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc.

         Quy ước về các kí hiệu dùng để biểu thị các nốt nhạc và quan hệ quãng, cũng như trong các phần viết khác của sách. Chữ “n” nhỏ ghi ở phía trên – bên phải của các kí hiệu chỉ nốt nhạc và quan hệ quảng có nghĩa là non; chữ "g" nhỏ ghi ở phía trên – bên phải của các kí hiệu chỉ quãng có nghĩa là già. Ví dụ: q3Tn = quãng 3 trưởng non; q3tg = quãng 3 thứ giả.

         Hầu hết những tư liệu sử dụng trong sách đều do chúng tôi trực tiếp khảo sát, sưu tầm, điền dã và phỏng vấn ở những vùng dân tộc Hrê Quảng Ngãi trong khoảng thời gian 10 năm (1997 – 2007).

         Tất cả những gì chúng tôi muốn trình bày với các bạn, sẻ được thể hiện trong 4 chương sách như sau đây:

Chương 1: Khái quát về văn hoá dân gian người Hrê ở Quảng Ngãi.

Chương 2: Âm nhạc dân gian Hrê ở Quảng Ngãi – nhìn từ góc độ văn hoá học.

Chương 3: Âm nhạc dân gian Hrê ở Quảng Ngãi – nhìn từ góc độ âm nhạc học.

Chương 4: Đặc trưng và biến đổi của âm nhạc dân gian Hrê.