Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ DÂN GIAN NGƯỜI H’RÊ Ở QUẢNG NGÃI
Tộc người H'rê là một hợp phần của các tộc vùng Trường Sơn Tây Nguyên, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer và ngữ hệ Nam Á. Trước kia, người Hrê được gọi bằng những tên: Mọi Đá Vách, Mọi Sơn Phòng, Thượng Ba Tơ, Mọi Luỹ, Chom, Chăm Rê, Chăm Quảng Ngãi, v.v... Đồng bào tự gọi theo tên sông nước trong vùng. Ở An Lão (Bình Định) có sông Đinh, gọi là “người Nước Đinh”; ở Minh Long (Quảng Ngãi) có sông Rvá, gọi là “người Rvá”; ở Sơn Hà (Quảng Ngãi) có sông Krế, gọi là “người Krế”; ở Ba Tơ (Quảng Ngãi) có sông Liên, gọi là “người Nước Liên” và sông Hrê, gọi là “người Hrê. Nhóm ở dọc sông Hrê (sông Re) đông đúc hơn cả [74, tr.117]. Hiện nay, cách viết tên của tộc người này vẫn chưa được thống nhất: Hre, Hre, Hore, Hore, Hrê, Hrê. Chúng tôi thống nhất chọn theo cách gọi của đồng bào là “Hre”, có lẽ sẽ khách quan và chính xác hơn.
Dân số người Hrê ở Việt Nam hiện nay, khoảng trên 114.000 người, sở dĩ chúng tôi chưa đưa ra được con số cụ thể, bởi vì hầu hết các Niên giám thống kê của các tỉnh có người Hrê (trừ Quảng Ngãi), đều xếp dân số H rễ vào một tiểu mục chung: Các dân tộc khác (như Niên giám thống kê 2006 của Cục Thống kê Kon Tum). Điều này, vô tình làm cho việc điều tra dân số các dân tộc ít người gặp phải những khó khăn nhất định. Người Hrê ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở miền Tây tỉnh Quảng Ngãi. Sau đó là các huyện An Lão (Bình Định), KonPlong (Kon Tum) và một số ít ở tỉnh Bình Thuận v.v... Dân số người Hrê được xếp thứ 19 trong Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam.
Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tổng diện tích tự nhiên 15.113,5km, bao gồm 14 huyện, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo. 6 huyện miền núi Quảng Ngãi là : Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tây, Tây Trà và Trà Bồng, nơi cư trú lâu đời của các tộc người: Hrê, Co, Xơ Đăng (nhóm Cadong). Trong đó, huyện Ba Tơ nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng Ngãi, giáp với huyện miền núi An Lão (Bình Định), huyện Kon Plong (Kon Tum); huyện Tây Trà nằm ở phía Tây Bắc Quảng Ngãi, giáp với huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam). Đây là một vùng rừng núi có địa hình hiểm trở, nằm dọc theo triền Đông của dãy Trường Sơn hùng vĩ, có nhiều dãy núi trùng điệp nối liền nhau và nhô ra biển Đông.
Người Hrê sinh sống chủ yếu ở miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, tập trung ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ và Minh Long thuộc lưu vực các sông Hrê (Sơn Hà), sông Liên (Ba Tơ), sông Rvá (Minh Long).
Địa bàn Sơn Hà
Sơn Hà là một huyện miền núi phía Tây Quảng Ngãi. Phía Đông giáp các huyện: Son Tịnh, Tư Nghĩa, Minh Long; phía Tây giáp huyện Sơn Tây; phía Nam giáp huyện Ba Tơ và tỉnh Kon Tum; phía Bắc giáp các huyện Trà Bồng và Tây Trà. Dân số Hrê ở Sơn Hà là trên 55.000 người, chiếm tỉ lệ 81,94%, cao nhất so với dân số trong toàn huyện này. (xin xem Bảng Phân bố dân số người Hrê ở Quảng Ngãi). Người Hrê gọi vùng này là “nước k’tế” hoặc người K’rế.
Địa bàn Ba Tơ
Ba Tơ là địa danh một huyện miền núi, thuộc Tây Nam tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông Bắc giáp huyện Nghĩa Hành; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Kon Plông (Kon Tum); phía Nam và Đông Nam giáp huyện An Lão (Bình Định); phía Bắc giáp huyện Minh Long, Sơn Hà (Quảng Ngãi). Ba Tơ có 18 xã, là vùng đất có địa hình núi non hiểm trở, nhiều sông suối, dân cư thưa thớt với hơn 70% dân làm nghề nông [70, tr.926]. Dân số Hrê ở Ba Tơ trên 43.000 ngàn người, chiếm 88% dân số toàn huyện này, đông thứ nhì so với các huyện miền núi Quảng Ngãi [4, tr.15], (xin xem Bảng Phân bố dân số người Hrê ở Quảng Ngãi) Địa bàn Minh Long
Minh Long là một huyện miền núi, nằm vào khoảng giữa tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hành; phía Tây giáp huyện Son Hà; phía Nam giáp huyện Ba Tơ; phía Bắc giáp huyện Tư Nghĩa. Minh Long gồm có 5 xã (Long Hiệp, Long Son, Long Mai, Long Môn, Thanh An), với 43 thôn. Minh Long là huyện miền núi gần với tỉnh lị nhất, so với các huyện miền núi khác thuộc Quảng Ngãi [70, tr.927]. Dân số Hrê ở đây có trên 11.000 ngàn người, chiếm 73% dân số toàn huyện này [4, tr.15]. Tuy gần tỉnh lị, nhưng tộc Hrê ở đây lại cư trú chủ yếu ở những nơi không thuận lợi cho việc tiếp xúc văn hoá và giao thương với bên ngoài.
Địa bàn phụ cận của người Hrê rất rộng lớn, nên chúng tôi chỉ khảo sát một số nơi được coi là tiêu biểu trong mục đích nghiên cứu, Ở địa bàn này, ngoài sự chung sống trong cộng đồng, họ còn sống cận cư, xen cư và chung cư với các tộc: Co, Xơ Đăng. Ở p’lây H’rê thuộc xã Trà Tân, huyện Trà Bồng – một huyện thuộc địa bàn cư trú của người Co, nhưng đã có người Hrê đến đây sinh sống, định cư từ rất lâu đời; Ở thôn Ta Pa, xã Son Thượng, huyện Sơn Hà; Ở thôn Mang Cà Muồng, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, có vị trí địa lí là vùng đất giáp ranh với các huyện Sơn Tây và Tây Trà (Quảng Ngãi). Thôn này, người Hrê sống chung cư với các tộc Co, Xơ Đăng; Ở thôn Trường Giang, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành – một huyện người Kinh thuộc trung du Quảng Ngãi, cũng có người Hrê sinh sống và định cư ở đây từ rất lâu đời, trên một vùng đất giáp ranh với người Kinh.
Ngoài ra, người Hrê còn cư trú ở các huyện đồng bằng, trung du: huyện Nghĩa Hành, huyện Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi. Miền núi Quảng Ngãi có 3 dân tộc thiểu số là: Hrê, Co và Xơ Đăng. Trong đó, tộc người Hrê có dân số đông nhất, chiếm 8,6% dân số toàn tỉnh. Tộc người Co chiếm 1,9% và tộc người Xơ Đăng chiếm 0,98%. Tính đến năm 2006 trên toàn tỉnh Quảng Ngãi, dân số người Hrê là 113.935 người. Về sự phân bố dân số H’rệ ở Quảng Ngãi, xin xem Bảng Phân bố dân số người Hrê ở Quảng Ngãi [4, tr.15].
Bảng 1
Phân bố dân số người H'rê ở Quảng Ngãi
TT |
Địa phương (huyện) |
Dân số H'rê/người |
Tổng số dân trong huyện/người |
% |
1 |
Sơn Hà |
55.004 |
67.125 |
81,94% |
2 |
Ba To |
43.266 |
49.119 |
88% |
3 |
Minh Long |
11.141 |
15.194 |
73% |
4 |
Sơn Tây |
1.268 |
15.813 |
8% |
5 |
Tư Nghĩa |
1.770 |
182.609 |
0,97% |
6 |
Nghĩa Hành |
716 |
100.655 |
0,7% |
7 |
Tây Trà |
475 |
15.873 |
3% |
8 |
Trà Bồng |
237 |
29.635 |
0,8% |
9 |
Tp.Quảng Ngãi |
58 |
123.985 |
0,04% |
Tổng số |
113.935 |
|
|
Ở tỉnh Quảng Ngãi, tộc Hrê có số lượng người đông thứ nhì sau người Kinh, chiếm 74% dân số các tộc ít người ở tỉnh này và chiếm 8,7% dân số toàn tỉnh.
Người Hrê sinh sống tụ cư chính ở miền Tây Quảng Ngãi, chủ yếu ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ và Minh Long. Nơi đây, có tổng diện tích tự nhiên là: 513.520,12 ha, tọa độ từ 14,32 đến 15,25 độ vĩ Bắc và từ 108,06 đến 109,04 độ kinh Đông. Miền Tây Quảng Ngãi có nhiều núi cao, như: núi Cà Đam cao 1.600m, núi Đá Vách cao 1.500m, núi Cao Muôn cao 1.085 mét. Ở vùng thấp núi thường có độ cao từ 400 mét đến 600 mét v.v... Núi ở đây, là một khối đá biến chất rất cổ, có từ trước kỉ Đề Vốn (cách nay khoảng 250 triệu năm đến 300 triệu năm) với nhiều mạch granít cắt ngang. Đây là một vùng núi nằm dọc theo triền Đông của dãy Trường Sơn hùng vĩ, có địa hình rất hiểm trở. Cùng với loại đất fêralít, còn có loại đất đỏ vàng, nâu thẫm phát triển trên đá paragnai hay đá phiếm thạch thường có ở các sườn đồi, thích hợp cho việc trồng lúa và hoa màu. Ngoài ra, còn có loại đất dốc tụ và đất phù sa rất thích hợp cho cây lúa nước, bắp, mía v.v...
Miền núi Quảng Ngãi là một kho tài nguyên phong phú, với nhiều loại gỗ quý: chò, trắc, lim, hương, vên vên, kiền kiền v.v... Ngoài ra, nơi đây còn có rất nhiều loại tre, trúc, nữa, lồ ô được người dân sử dụng phổ biến để làm nhà, đan lát công cụ đánh bắt cá v.v... đặc biệt làm chất liệu để chế tác hầu hết các loại nhạc khí. Nơi đây, còn có nhiều cây thuốc quý: trầm, quế, sâm, sa nhân, hà thủ ô, ngũ gia bì v.v... và cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loại chim (công, phụng hoàng, v.v...), thủ (hươu, nai, heo, chồn, cáo, gấu, cọp, v.v...) [41, tr.24.
Văn hoá vật chất của người Hrê rất đa dạng, nhiều trường hợp nó gắn liền một cách hữu cơ với văn hoá tinh thần. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của sách, chúng tôi cũng chỉ đề cập đến những giá trị được coi là cơ bản của người H’rê ở Quảng Ngãi, đó là: nhà ở, ẩm thực và trang phục.
3.1. Nhà ở
Nhà ở của người Hrê là nhà sàn. Họ không có mô hình nhà rộng, như phần lớn các tộc người Tây Nguyên. Nhà sàn của người H rệ thường ở triền đồi, gần nơi trồng trọt, có không gian thoáng đãng và gần nguồn nước, cạnh đó là nhà kho để chứa lúa.
Nhà sàn được chia làm 3 phần (phần đầu, phần giữa, phần cuối), được xây dựng theo chiều ngang của triền chân đồi, được bố trí theo từng dãy đối diện nhau. Bộ mái nhà sàn được cấu tạo gồm 3 phần chính (đòn tay, rui, mè); nhà kho có 3 hàng cột chống; nhà sàn có 3 của: của trước (móc inh chin), cửa sau (móc inh đoang), cửa chính (mang).
Khi ngủ trong nhà sàn, người Hrê hướng đầu ra phía cửa sổ, tức hướng con sông và đồng lúa; hướng bàn chân về phía núi rừng, nơi bếp lửa và là nơi để xoong, nồi, ấm chén, v.v... Nhà sàn có nóc cong, võng ở giữa và nhô lên ở hai đầu hồi. Ngôi nhà sàn nào cũng đều dành một nơi tiếp khách ngay ở một đầu hỏi (tra). Đầu hồi có không gian thoáng mát và được thiết kế rất thẩm mĩ, thể hiện lòng hiếu khách của họ. Người H’rê sử dụng chiếc xà ngang nơi đây, để treo chiếc chinh túc khi ngồi đánh chinh.
3.2. Ẩm thực
Thường ngày, người Hrê ăn uống rất đơn giản và đạm bạc, chủ yếu chỉ ăn hai bữa, bữa sáng và bữa tối. Thực ra, đây chưa hẳn là cách tiết kiệm mà do điều kiện sản xuất quy định. Do ruộng lúa, nương rẫy thường xa nhà, nên họ chỉ nấu ăn vào buổi sáng (trước khi lên rẫy) và bữa chiều sau khi về nhà. Bữa trưa là bữa ăn phụ ở nơi sản xuất, với những thức ăn mang theo. Lương thực chính của họ là gạo tẻ, gạo nếp, sắn, khoai, ngô và những thức ăn là rau rừng, ốc đá, cá sông, ít khi có thịt. Cách chế biến thức ăn của người Hrê, chủ yếu là luộc, nướng, ít dùng gia vị.
Thức uống của họ, chủ yếu là chè xanh, lá muồng và một số lá rừng nấu uống, nhưng việc uống nước sông, nước suối không qua đun sôi là khá phổ biến. Việc uống rượu của người Hrê đã trở thành tập quán lâu đời, có nhiều loại rượu: rượu cần (cà ro) làm bằng sắn, rượu đoh (từ cây đoh – không có từ tương đương). Ngoài ra, họ còn uống rượu gạo, rượu mía, v.v... do người Kinh mang từ đồng bằng lên để đổi lấy cau, trầu, quế. Có lẽ do tập quán uống rượu thường ngày, nên người Hrê có nhiều cau, trầu, quế mà vẫn đói nghèo [39, tr.84–85].
3.3. Trang phục
Người phụ nữ Hrê rất khéo tay trong việc tạo ra những hoa văn, hoạ tiết trên đồ dùng và trên vải thổ cẩm. Họ dệt những chiếc váy công phu, có 3 màu chính (đỏ, đen, trắng), với các hoạ tiết hình răng cưa, tam giác lớn, nhỏ làm thành mảng kế tiếp nhau. Phụ nữ Hrê có khăn vấn đầu (tagok), áo váy (katu), vòng tai, vòng tay bằng đồng, bạc, hạt cườm v.v... Các cô gái thường búi tóc sau gáy, cài trâm bạc (hoặc trâm gỗ, lông chim), dùng khăn dài nền trắng có hoa văn để trùm đầu. Áo 5 thân là của phụ nữ H’rê có màu chàm sẫm, ống tay dài và gài khuy bên phải. Chỉ trắng, chỉ đỏ được viền ở gấu áo, sống lưng, bờ ảo.
Mặc bên trong là yếm che ngực có dây quàng sau và buộc sau gáy. Người phụ nữ mặc váy khâu thành ống phần trên và phần dưới bằng nhau, riêng phần giữa hơi hẹp lại. Những dải hình trang trí đều tập trung ở hai phần trên và dưới, khi mặc vào, trông như vậy hai tầng. Trên vải thổ cẩm, họ thường dùng màu đen (màu lọ nồi, chàm đen), màu trắng (màu sợi bông) và màu đỏ (màu bột đá son).
Khác với màu trang phục người Co ở Trà Bồng (một tộc cận cư), người Hrê ít sử dụng màu đỏ, mà thường là màu trắng và màu đen nhiều hơn. Màu đỏ chỉ đóng vai trò vạch ngăn mảng trang trí, hoặc đường viền theo chiều dài miếng vải. Họ dệt chiếc váy (katu) rất công phu, có các hoạ tiết hình răng cưa, tam giác lớn nhỏ.
Người đàn ông Hrê có chiếc khố (kapen) đóng theo hình chữ T, chiếc áo cộc tay hở ngực, đeo vòng cổ, vòng tay; một tấm vải choàng từ vai này xuống hồng kia. Người đàn ông có 2 khăn bịt đầu (nul): khăn đen dài 2 sải tay, rộng 4 tấc, vuốt xoăn nhỏ lại thành một dải quấn nhiều vòng quanh đầu, thắt lại ở sau gãy và buông 2 đầu khăn xuống lưng; khăn trắng là 1 khổ được vuốt thành dải để quấn thành vòng hai đầu khăn được cài phía trên 2 tai.
Khi đi xa, họ chít khăn màu đỏ, áo đen có ống tay dài cài khuy ở đằng trước. Gấu áo dài không quá thắt lưng, có viền vải đỏ và khâu trang trí bằng chỉ đỏ. Khố có màu chàm sẫm, được nổi lên những hoa văn màu sặc sỡ. Khi mặc, một đầu khố thả xuống đến đầu gối, đầu kia khi đã quấn quanh thắt lưng thì giắt lên gọn gàng, hoặc buông xuống phía sau. 4. Văn hóa tinh thần
4.1. Quan niệm về thế giới
Cũng như các tộc cư ngụ lâu đời trên vùng đất thuộc không gian văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên, người Hrễ có quan niệm “vạn vật hữu linh”, thuộc tín ngưỡng đa thần. Vì thế, trong quan niệm của họ, mọi vật xung quanh – bao gồm cả một số nhạc khí do họ tạo ra, đều có linh hồn hoặc vị thần trú ngụ bên trong. Đây cũng là một dạng tín ngưỡng nguyên thuỷ và sơ khai của loài người.
Người H’rê tin rằng có nhiều linh hồn tàng ẩn ở tảng đá, con suối, con rắn xanh, cây đa, v.v... Ngoài ra, họ còn có quan niệm các vật dụng trong nhà khác cũng là thần linh như: cối giã gạo (abao), bếp lửa (t/nuh), ché rượu (t/nuh), v.v... và coi đây là những vật thiêng, có ảnh hưởng và chi phối sâu sắc trong đời sống. Họ lo sợ “ma quỷ” làm hại con cháu, nên thường cho trẻ con mang những chiếc k’rengneng (lục lạc), bùa ngải kị “ma” ở trước ngực. Những điềm báo trên chân gà, cho biết có thể tiến hành hay hoãn lại những công việc đã dự định.
Đối với người Hrê, các lực lượng siêu nhiên có thể phù hộ cho dân làng được mạnh khoẻ, mùa màng tốt tươi không đau ốm và dịch bệnh, nhưng cũng có thể trừng phạt họ rất nặng nề nếu bị quở trách.
Từ thuở xa xưa, tổ tiên người Hrê đã phải đối diện với điều kiện sống rất khắc nghiệt của thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh, thú dữ, v.v...
Họ chỉ còn biết gởi gắm số phận mình cho các lực lượng siêu nhiên để cầu mong được độ trì, giúp đỡ. Điều này, giải thích cho việc hằng năm họ cúng bái rất nhiều. Những lễ cúng của họ: lễ phát rẫy, lễ đâm trâu, lễ cầu mưa, lễ trưởng thành, cúng máng nước, cúng cơm mới, cúng nhà mới, cúng chữa bệnh, cúng chính, cúng cối giã gạo, cũng chia của cho người chết, v.v...
Ngoài ra, họ quan niệm vũ trụ (plin) được chia thành 3 phần, mỗi phần có các vị thần cai quản.
Phần thứ nhất là trời
Thế giới nhà trời (hoắt) do 3 vị thần cai quản: thần Yhoắt, thần Voray và thần Puchuy. Trong đó, thần Choắt là đấng tối cao, các thần còn lại có nhiệm vụ làm mưa gió, sấm sét v.v... Việc hạn hán, bão lụt là do con người làm thần Yhoắt không vừa lòng, do đó, họ phải thường xuyên cúng tế, cầu nguyện quanh năm để mong được phù hộ độ trì.
Phần thứ hai là trên mặt đất
Thế giới này, người Hrê gọi là caron tani, gồm 4 thực thể: đó là núi (hoan), rừng (rốm), cây cối (loan) và con người. Cai quản trần gian (mặt đất) là hai vị thần: thần Bukmoan và thần Bukragan.
Phần thứ ba là dưới mặt đất
Người Hrê tin rằng, có “làng ma” (p′lây h nang) ở thế giới bên kia, linh hồn người chết sẽ hoá thành “ma” và sống ở đó. Tất cả mọi sinh hoạt diễn ra ở “làng ma” đều trái ngược với làng người sống, như đêm là ngày, cỏ là lúa, v.v...
Thế giới này là nơi trú ngụ các hồn ma của người chết, gồm 3 vị thần cai quản thế giới là: thần Bukaray, thần Ibugia (vợ chồng thần đất) và thần Huyn (vợ chồng thần nước) [39, tr.150 – 151]. Vũ trụ của người Hrê ở Quảng Ngãi, được thể hiện trong Sơ đồ Vũ trụ của người Hrê và các vị thần cai quản dưới đây:
Sơ đồ vũ trụ của người Hrê và các vị thần cai quản
Thế giới quan cùng những vị thần linh cai quản ba tầng cũng chính là cơ sở của những lễ cúng tế hằng năm nhằm cầu mong được mùa, no ấm, mạnh khoẻ, không bệnh tật, sống lâu, v.v...
4.2. Quan niệm về các con số 3,5,9
Người Hrê rất yêu chuộng con số 3, số 5 và số 9. Những con số lẻ này, theo họ là những con số “sinh” hay những con số để phát triển. Quan niệm này, được phản ánh rõ trong đời sống xã hội người Hrê như: người phụ nữ thì có 9 hồn; cấu tạo khung dệt vải gồm 9 bộ phận; nhà sàn được chia làm 3 phần (phần đầu, phần giữa, phần cuối); bộ mái nhà sàn được cấu tạo gồm 3 phần chính (đòn tay, rui, mè); nhà kho có 3 hàng cột chống; nhà sàn có 3 cửa: cửa trước (móc inh chin), cửa sau (móc inh đoang), cửa chính (mang); nghề dệt thổ cẩm có 3 màu chính (đỏ, đen, trắng); bộ chinh có 3 chiếc ( chiếc uồng, chiếc túc, chiếc k tum); vũ trụ được chia thành 3 phần (phần trời, phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất), v.v...
4.3. Tục thờ cúng tổ tiên
Nếu người Co và người Xơ Đăng việc thờ cúng tổ tiên của họ là không có bàn thờ và không được thường xuyên, thì đối với người H’rê việc thờ cúng tổ tiên là thường xuyên và phức tạp. Họ quan niệm ông bà, cha mẹ sau khi chết trở thành ma nhà (ha nim). Họ lập bàn thờ (doroang) bằng tấm tre đan (pa dăng) dụng trên mặt đất phía sau nhà hoặc trên các tấm tre đan treo sát mái nhà, để thờ cúng ông bà, cha mẹ.
Vách phía sau nhà thường được trổ 3 cửa sổ nhỏ (moóc gao) để cho ma nhà ra vào. Theo người H’rê, ma nhà quanh quẩn gần con người, nên có thể phù hộ người sống luôn mạnh khoẻ, gặp nhiều điều tốt lành. Nhưng cũng có lúc “đói đòi ăn”, con cháu “thất lễ” thì hay quấy phá gây ốm đau cho người sống, nên con cháu phải thờ cúng thường xuyên [41, tr, 217 – 219].
4.4. Các nghi lễ
4.4.1. Các nghi lễ vòng đời người
Gia đình truyền thống của người Hrê theo nguyên tắc một vợ, một chồng. Các quan hệ huyết tộc như: con cô, con cậu, con chú, con bác, con dì đều không được phép lấy nhau. Luật tục cho phép vợ giá lấy em trai chồng và chồng goá lấy em gái vợ, quan hệ luyến ái trái với luật tục sẽ bị xử phạt. Đây là một nét văn hoá tương đồng với nhiều tộc vùng Tây Nguyên, như phong tục “nối dây”.
Trong việc cưới hỏi, vai trò của người mai mối rất quan trọng. Các chàng trai, cô gái Hrê có thể kết hôn với những người thuộc các tộc ở khác nhau. Đám cưới của người H'rê thường được tổ chức sau vụ mùa, lúc rảnh rỗi và no đủ. Nhà trai, nhà gái bên nào đón người về làm dâu hoặc ở rể thì tổ chức lớn hơn. Trong đám cưới của người Hrê, có một nghi lễ rất quan trọng: lễ ăn thề. Thầy cúng (p′dâu) cầm con gà trống màu đen (còn sống), dùng chân gà cao từ hồng lên vai lên đầu chú rể, rồi lặp lại động tác này đối với cô dâu, miệng nói: “Mong cho sống lâu, hạnh phúc suốt đời, sinh đẻ nhiều, làm ăn tốt”... Sau đó, tự tay thầy cắt tiết con gà và nhỏ lên đầu đôi tân hôn mỗi người vài giọt máu. Sau khi luộc gà, thầy cúng trao cho hai vợ chồng hai đùi gà và hai cái chén có hai nắm cơm (chén này sau sẽ được cất kĩ). Người chồng trao chén cơm của mình cho vợ và người vợ cũng trao chén cơm của mình cho chồng, với ý nghĩa là lời thề chung thuỷ. Tiếp đó, thầy cúng trao cho chú rể và cô dâu mỗi người một chén rượu nhỏ, họ ngậm rượu và phun lên đầu nhau. Sau lễ ăn thề, họ chính thức là vợ chồng. Nếu sau này họ không sống với nhau nữa, thì người trả lại chén ăn cơm ngày cưới cho vợ và ngược lại, người vợ cũng trả chén ăn cơm ngày cưới cho chồng trước sự chứng kiến của già làng. Lúc đó, họ đã chính thức li dị [39, tr.174–175]
Ở trường hợp đón dâu, thì nhà trai cử một cô gái (chưa chồng) cùng đi đón về và bên nhà gái cũng có một cô gái (chưa chồng) tiễn đưa. Cô dâu được đón qua cửa mang – cửa thông với phần trong nhà. Họ túc chinh (đánh chiêng), ca hát, ăn uống, trò chuyện kéo dài. Đêm tân hôn, người tiễn đưa ở lại ngủ cạnh cô dầu (hoặc chú rể), đến sáng hôm sau, đôi tân hôn quay lại nhà bố mẹ vợ (hoặc chồng), rồi lại trở về nơi cư trú đã dự định. Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi bên mà cô dâu có thể về nhà chồng hoặc chàng rể về nhà vợ.
Người Hrê xem đây là một điều hệ trọng, vì không phải ai sinh đẻ cũng đều may mắn, mạnh khoẻ. Nên khi có người thân sinh đẻ, họ chuẩn bị lễ vật để cúng thần hộ mạng, để người mẹ và em bé được bình an, khoẻ mạnh. Trong thời gian mang thai, họ kiêng cử, cầu cúng nhiều để thần linh phù hộ “mẹ tròn – con vuông”. Thai phụ đẻ ngay bên bếp lửa, có bà mụ cầu cúng và hộ sinh. Họ gói kín nhau vào mo cau, đem để trong hang đá, hoặc dưới gốc cây rừng, hoặc cạnh nhà. Người mẹ nghỉ việc vài chục ngày sau khi đẻ, kiêng ăn cá niêng, trứng, ớt, chuối, thịt gà trắng, thịt trâu. Họ thường cắm một nhánh cây trước nhà, làm tín hiệu về sự kiêng cũ của gia đình là không nên vào nhà. Giống như người Kinh (Việt), trẻ em Hrê được một tháng tuổi thì gia đình tổ chức lễ cúng đặt tên. Tên của đứa trẻ không được trùng tên với ông bà hay những người thân thuộc trong họ tộc. Theo lời kể của các cụ già Hrê, thì tên của người Hrê xưa kia không có họ và tên lót, ví dụ như: Dé, Dát, Véc v.v... mỗi khi gọi tên, người Hrê thường thêm từ “Y” vào trước tên (như: Ydé, Ydác, Yvéc). Sau này, họ đặt tên có họ, có lót như người Kinh (Việt), chủ yếu là họ Phạm, họ Đinh, họ Trần, v.v...
Đây là một trường hợp giao lưu tiếp biến văn hoá với người Kinh. Hơn nữa, một trong những việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội ở các thời kì là mọi người ai cũng phải có giấy khai sinh, thẻ căn cước (chứng minh nhân dân)... Điều này, gắn liền với việc người Hrê buộc phải có Họ. Tuy vậy, nhiều người Hrê vẫn dùng “tên cúng cơm” của mình là chính. Ngày nay, hầu hết người Hrê đều mang họ Phạm – tức họ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1906 – 2000), là người con của quê hương Quảng Ngãi. Người Hrê quan niệm, ma quỷ có thể làm trẻ em đau ốm, chết yểu, nên họ thường đặt tên con rất khó nghe và xấu xí. Thường ngày, người lớn không gọi đứa trẻ con mình bằng chính tên mà gọi là: “yên” (đối với con gái) và “éo” (đối với con trai). Điều này, tương đương với tên gọi “con gái”, “thằng cu” của người Kinh (Việt).
Khi trong làng có người qua đời thì cả dân làng đến giúp việc ma chay. Họ tự phân công người vào rừng tìm gỗ làm hòm, người lo việc làm nhà mồ, người mổ heo lo việc cơm nước... Người Hrê bao giờ cũng dành một con vật hiến tế cho người chết. Quan tài giống chiếc thuyền độc mộc, có một miếng “văn thiêng” đậy lại, hòm được làm bằng thân cây đục rỗng rất công phu. Khi đưa tang, trường hợp người chết là chủ gia đình thì đưa ra cửa phía đầu nhà, nếu là thành viên khác trong nhà thì đưa ra cửa bên.
Họ quan niệm người chết khi sinh đẻ, chết trận, sét đánh, hổ về... là chết dữ, phải mai táng ở một nơi riêng, xa làng và có tục làm ma giả đối với trường hợp chết mất xác. Họ cũng quan niệm rằng, ban ngày ở dương gian là ban đêm nơi âm cảnh, nên có tục đốt sáp ong dẫn đường khi đưa tang. Họ có tục chia của cho người chết, có thứ đặt trong quan tài như: quần áo, cơm, thịt; có thứ chôn bên ngoài như chinh, ché, gà; có thứ đặt trên mặt đất như dao, gùi, củi v.v...
Theo họ, người quá cố đã trở về với ông bà, tổ tiên, nên không có tục để tang như người Kinh. Trong rất nhiều nghi lễ diễn ra quanh năm, họ thường khấn vái để tưởng nhớ và cầu nguyện. Sau khi mai táng, người thân tạm nghỉ việc sản xuất vài ngày, không đánh chinh, ca hát v.v...
Sau đó 7 ngày họ đem gà, cơm, rượu và gạo ra mộ cũng lần cuối cùng để tỏ lòng tiếc thương và chia sẻ tình cảm đối với người chết. Một thời gian sau, khi có điều kiện, họ tổ chức lễ bỏ mả. Từ đó, người thân chỉ cúng khi nào quẻ bói cho biết gia đình bị tổ tiên quở phạt v.v... 4.4.2. Các nghi lễ nông nghiệp
Người Hrê có các nghi lễ gắn với sản xuất nông nghiệp: cúng gieo mạ (t’jeo mạ), cúng cấy lúa (t’jeo kia hoan mao), cúng lúa mới (t’jeo camao mui), cúng cầu mưa (t'jeo deh), cúng cầu nắng (t’jeo la peh loang), cúng cầu may (t′jeo kla hoanh), v.v... Lễ vật trong các nghi lễ này là rượu, gà, com, thịt heo.
Khi tiến hành nghi lễ, chủ nhà ngồi trước các lễ vật, gọi các vị thần về chứng giám lễ cúng của gia đình. Chủ nhà nêu mục đích cúng của mình là cầu mong các vị thần linh phù hộ, độ trì cho gia đình, con cháu không bệnh tật, tai qua, nạn khỏi, mùa màng no ấm...
Các lễ cúng trong chu trình sản xuất nông nghiệp như: cúng cầu mưa, cúng hồn lúa, cũng lúa mới v.v... chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Vị trí phụ nữ chủ lúa (vợ chủ nhà) là người quản lí lương thực, được coi là có sự thông giao thần bí với hồn lúa (yang xri). Trong lễ cúng lúa mới, người phụ nữ này lấy lúa từ ruộng mang về rang, giã thành gạo, nấu cơm rồi hành lễ. Sau đó, một mình người phụ nữ này được ăn cơm nấu trong nồi thiêng. Cũng chỉ người phụ nữ này mới được tỉa lúa đầu tiên cho một vụ mùa (người Kinh gọi là “làm phép”) và mang gùi lúa đầu tiên sau khi thu hoạch về nhập kho.
4.5. Văn học nghệ thuật
Cũng như văn hoá vật chất, văn hoá nghệ thuật của người Hrê rất đa dạng, được thể hiện chủ yếu qua văn học, nghệ thuật trang trí và âm nhạc. Tuy nhiên, ở mục này, chúng tôi chỉ giới thiệu các giá trị văn học và nghệ thuật trang trí của họ.
4.5.1. Văn học
Người Hrê có một kho tàng văn học dân gian khá phong phú, đặc biệt là truyện cổ (mon). Truyện cổ của người H'rể phần lớn nói về những hiện tượng tự nhiên, những loài vật, cây cối đều biết nói, có tâm hồn và rất gần gũi với con người, như chuyện “Krapâu”; nói về mối quan hệ giữa người với trời như Chàng A Dênh và con gái nhà trời; ca ngợi tình đoàn kết Kinh – Hrê như Thanh gươm chàng Tàng; phê phán bọn quan lại bóc lột, tàn ác như “Kơ vòng”; ca ngợi những người con Hrê dũng cảm thông minh, cần cù trong lao động được dân làng yêu mến, như “A xanh”, “Krapâu”, “Ra Đam”, hay tiếng nhạc chinh kì diệu của chàng Ka Long khiến cô gái Hơ Ria phải tương tư, như câu chuyện Ka Long [16, tr.173 –178].
Trong truyện cổ tích của người Hrê, chúng ta còn thấy dấu vết của âm nhạc dân gian truyền thống được phản ánh khá rõ nét, như tên gọi các làn điệu dân ca talêu, kachôi; các nhạc khí tàlía, b rooc, kí râu, rangói, chính, p’tao, v.v... Chàng dũng sĩ Ra Đam với cây đàn b’rooc huyền thoại trong chuyện Ra Đam; hay tiếng nhạc chinh kì diệu của chàng Ka Long, v.v...
Ngoài ra, văn học Hrê còn rất gắn bó với các thể loại dân ca. Điều này, được thể hiện ở những chiều cạnh khác nhau trong việc phối hợp
giữa thi ca và âm nhạc của họ.
4.5.2. Nghệ thuật trang trí
Cũng như nhiều tộc khác, người Hrê thích tạo hình trên các vật dụng dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Các vật dụng như các loại cung, nỏ, vỏ dao, ché, gùi, v.v... đã được họ tạo dáng với những nét uốn lượn đẹp mắt. Họ dùng các loại văn tô màu, văn khắc vạch, văn sợi dệt, sợi đan v.v... để trang trí các vật dụng thường ngày, đặc biệt là cấu trúc và hình dạng của các nhạc khí, được thể hiện qua óc thẩm mĩ và bàn tay tài nghệ của các nghệ nhân. Qua đây, người Hrê thể hiện sự yêu thích cái đẹp nhẹ nhàng, thanh tao và gần gũi với đời sống.
Ngoài ra, họ còn rất khéo tay trong việc đan lát. Những sản phẩm từ đan lát: nò, rở, đáy, đăng, nia, thúng, v.v... rất được yêu chuộng. Họ rất kĩ lưỡng trong công đoạn chuốt nan, từ những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên nơi ở (mây, tre, lồ ô, v.v...).
Những sản phẩm đồ dệt, đồ đan của người Hrê đã nói lên năng khiếu mĩ thuật, với khả năng tạo hình, tạo dáng rất phong phú [41, tr. 238-240].
Tộc người H'rê tuy sinh sống rải rác ở một số nơi, nhưng địa bàn sinh tụ chủ yếu của họ là miền Tây Quảng Ngãi, tập trung ở 3 huyện: Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long. Người Hrê rất yêu chuộng con số 3, số 5 và số 9. Những con số lẻ này, theo quan niệm của họ là số “sinh” hay số phát triển. Quan niệm này được phản ánh rõ trong đời sống xã hội người Hrê như: người phụ nữ có 9 hồn; cấu tạo khung dệt vải gồm 9 bộ phận; nhà sàn được chia làm 3 phần; nghề dệt thổ cẩm có 3 màu chính; bộ chinh có 3 chiếc; vũ trụ được chia thành 3 phần, v.v...
Văn hoá của tộc người Hrê là văn hoá của các cư dân nông nghiệp miền núi, thuộc không gian văn hoá của Trường Sơn – Tây Nguyên. Nó phản ánh khá đậm nét trong đời sống cộng đồng của họ, như: tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nhân sinh quan, vũ trụ quan và nghệ thuật. Tuy nhiên, văn hoá dân gian tộc người H’rê vẫn có những nét riêng, đặc biệt là âm nhạc rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc mà chúng tôi sẽ trình bày ở các chương tiếp theo.
VP