17/08/202309:38

VAI TRÒ CỦA CA KHÚC TRONG ĐỜI SỐNG - PHẦN 4

1.4.5 Nhịp điệu và tiết tấu

Sau đây là một số dạng nhịp điệu, tiết tấu của âm nhạc truyền thống thường được các nhạc sĩ đương đại kế thừa, vận dụng trong sáng tác ca khúc.

1.4.5.1 Nhịp điệu

Nhịp chu kỳ

Là loại nhịp có sự lặp lại về đường nét. Trong dân ca người Việt loại nhịp chu kỳ thường thấy trong một số bài hát lễ nghi - phong tục, những bài hát giao duyên cổ và đặc biệt với thể loại đồng dao của trẻ thì nhịp chu kỳ gần như đặc điểm cơ bản. Nhịp chu kỳ thể hiện ở nhiều dạng khác nhau.

Nhịp chu kỳ thô sơ : Trong loại nhịp này các đơn vị nhịp hầu như không có sự phân hóa về đường nét.

Sơ đồ 7

[16, tr.286]

Nhịp chu kỳ phân hóa: đã có sự phân hóa của những đơn vị nhịp nhưng cách tiến hành theo chu kỳ nghiêm ngặt, từ đầu đến cuối bài giữ nguyên một âm hình nhịp điệu. Tiêu biểu cho loại nhịp này là những bài hát cho trẻ em và một số bài hát lao động:

Sơ đồ 8

[16, tr.287]

Nhịp chu kỳ không hoàn toàn : ở đây, đường nét nhịp điệu xuất hiện ở phần đầu và hoặc phần cuối của bài, phần còn lại tương đối tự do.

Sơ Đồ 9

[16, tr.287]

Nhịp chu kỳ hỗn hợp : trong loại nhịp này không chỉ có một âm hình nhịp điệu vận động theo chu kỳ mà có thể có hai hoặc ba âm hình nhịp điệu vận động theo kiểu chu kỳ, những loại này có thể gọi là chu kỳ hỗn hợp.

Nhịp điệu tùy ý

Là loại nhịp điệu thường thấy trong nhiều thể loại thanh nhạc truyền thống ca như ngâm, vỉa, xướng, hò, hô, hay nói lối. Trong nhiều bản ghi âm thường ghi chú nhịp điệu tùy ý là nhịp tự do. Khái niệm “nhịp tự do” cho thấy đặc tính dàn trải, linh động và sự co giãn thất thường của loại nhịp điệu này. Ở nhịp điệu tùy ý chúng ta còn thấy gắn với một phong cách diễn xuất đó là phong cách ngẫu hứng. Đối với loại nhịp điệu này, người biểu diễn không bị chi phối bởi khuông nhịp. Nhịp điệu tùy ý có quan hệ mật thiết với cảm hứng khi diễn xuất và kỹ năng của người biểu diễn.

1.4.5.2 Tiết tấu

Một số dạng thức tiết tấu trong âm nhạc truyền thống đã được vận dụng trong các ca khúc đương đại như sau

Tiết tấu trong âm nhạc lao động

Nhịp chày lên xuống trong công việc giã gạo đã tạo nên tiết tấu trường canh.

Sơ đồ 10

[16, tr.278]

Hoặc đa số các câu hò khoan đều có dạng:

Sơ đồ 11

[2, tr. 175]

Những biến thể của tiết tấu hò khoan:

Ví dụ 11: “Chèo đò- Chầu Văn”

[23,tr. 154]

Tiết tấu trong thơ ca

Trong tất cả những yếu tố khách quan tác động đến nhịp điệu, tiết tấu âm nhạc thì yếu tố của nhịp điệu thơ ca là quán xuyến và trực tiếp hơn cả, nhịp điệu thơ ca là cái khung, là chỗ dựa của nhịp điệu, tiết tấu âm nhạc.

Với loại thơ 4 chữ ta có âm hình tiết tấu:

Sơ đồ 12

[16, tr.281]

Hoặc:

Sơ đồ 13

[16, tr.282]

Cấu tạo tiết tấu của thơ lục bát đã hầu như xoay quanh một mô hình tiết tấu như sau:

Sơ đồ 14

[2, tr.173]

Tiết tấu khí nhạc

Mô hình tiết tấu điển hình trong khí nhạc là nhạc lưu không trong Chèo. Đó là những chỗ nghỉ để diễn viên lấy hơi và thay đổi hình thức biểu diễn (từ hát sang múa), đồng thời cũng để cho người xem đỡ mệt.

Sơ đồ 15

[2, tr.176]

Lưu không 8 ô nhịp và 12 ô nhịp là biến hóa từ lưu không 4 ô nhịp. Khi đưa vào giai điệu nó sẽ biến đổi đôi chút.

Tiết tấu lưu không không chỉthông dụng trong các làn điệu Chèo mà trong hát Chầu Văn cũng rất thường gặp với cách gọi là “nhịp ngoại”.

Sơ đồ 16

Nhập mô tả ảnh tại đây

[23, tr. 191]

1.4.6 Hình tượng và ca từ

1.4.6.1 Hình tượng

Những hình tượng thường xuất hiện trong các ca khúc đương đại cũng chủ yếu nằm trong5 nhóm đề tài của âm nhạc truyền thống: nhóm đề tài về lao động, nhóm đề tài về lễ nghi phong tục, đề tài giao duyên, những đề tài sinh hoạt gia đình, xã hội và đề tài thiếu nhi.

Ở nhóm đề tài lao động là những hình ảnh gắn liền vớihàng loạt các công việc thiết yếu hàng ngàycủa người nông dân Việt Nam xưa cũng như nay: cày, bừa, gặt, đập, xay, giã, chèo chống, giăng câu… và những phương tiện, đối tượng liên quan đều trở thành những hình tượng thường bắt gặp trong nhóm đề tài này.

Nhóm đề tài nghi lễ, phong tục thường bắt gặp hình ảnhcác nhân vật lịch sử có công với đất nước như các vị vua, quan, tướng… các vị thần thánh (có thể là các nhân vật lịch sử được thần thánh hóa), những hoạt động, hình ảnh mang tính tín ngưỡng như: khói hương, đèn hoa, hóa vàng…

Có lẽ giao duyênlà nhóm đề tài được đề cập đến nhiều nhất trong âm nhạc truyền thống cũng như hiện đại của người Việt, từ các điệu hát xoan, hò, lý, hát ví…dân gian đến sân khấu dân gian như Chèo và âm nhạc thính phòng người Việt: Ca Trù…đều có những khúc hát nói lên tình yêu nam nữ ở tất cả mọi cung bậc, nhớ thương, hờn trách, hạnh phúc, khổ đau…

Những hình tượng nghệ thuật ở đề tài này cũng rất phong phú, nó có thể là tất cả những hình ảnh thường gặp như trời mây, sông nước, chim cá, hoa lá…đều có thể được mượn để nói lên tâm trạng mình.

“Hoa thơm lan cảnh vườn hồng

Thơm cây, thơm rễ, người giồng cũng thơm”

(“ Hoa thơm ”- Hát Ghẹo Vĩnh Phú)

Hoặc cụ thể hơn như:

“Thiếp gặp chàng như lan gặp chậu

Chàng gặp thiếp như hạc đậu lưng quy

Dặn chàng hai chữ như ri

Nơi mô giàu sang anh chớ mộ dẫu có lâm nguy thiếp cũng chờ”.

( Hát ví - Nghệ An, Hà Tĩnh)

Và “táo bạo” hơn nữa thì: trầu cau, thầy mẹ, khăn áo …

“Thương nhau chơi cửa chơi nhà

Để thầy mẹ biết đuốc hoa định ngày”

(“ Còn duyên ”- Quan Họ)

Hay là những lời than trách người bội bạc

“Trách ai trồng chuối dưới bàu

Trái ăn lá rọc bỏ tàu xơ rơ”

(“ Lý trồng chuối ”- dân ca Nam bộ)

Tất cả những hình ảnh tinh tế này đều được các tác giả hiện đại khai thác trong các ca khúc của mình dưới nhiều kiểu dạng khác nhau.

Đặc điểm nội dung của những bài hát sinh hoạt gia đình - xã hội là nói lên một cách trực tiếp các mối quan hệ của con người trong xã hội, các thành viên trong xã hội với nhau.

Những bài hát sinh hoạt gia đình thường mang tính chất giãi bày, tự sự, thường được thể hiện trong thể loại hát ru. Ở thể loại này, một số bài hát ru ở miền Bắc hay mang những nội dung có tính chất ngụ ngôn thì những hình ảnh thường gặp là những con vật quen thuộc với người nông dân như: con cò, con vạc, con nông, con tôm, con kiến… đây cũng chính là những hình ảnh thường bắt gặp trong các ca khúc đương đại âm hưởng truyền thống.

1.4.6.2 Ca từ

Về ca từ ở nhóm đề tài lao động thì những ca từ đặc trưng nhất là những tiếng hô trong lao động, đưa vào âm nhạc thành những ca từ như: hò khoan hò hụi, khoan hố khoan, dô hò, dô khoan, dô ta…

Nhóm đề tài sinh hoạt gia đình thườn rơi vào thể loại hát ru nên cũng có những motiv ca từ đặc trưng như: à ơi, ầu ơ, ví dầu…

Ở những nhóm còn lại không có những ca từ đặc trưng cho từng loại mà chỉ có những tiếng đệm, tiếng đưa hơi.

Một yếu tố rất độc đáo nữa của âm nhạc truyền thống mà các nhạc sĩ đương đại cần phải học tập là “kỹ thuật phổ thơ”. Đa số lời của những bài hát dân ca và nhạc cổ truyền Việt Nam đều phổ từ thơ nhưng một bài thơ dù giàu chất nhạc đến đâu, phân chia câu khéo léo thế nào thì cũng khó lòng tránh được sự đơn điệu và mất cân đối trong âm nhạc. Do vậy, ông cha ta tuy đã có rất nhiều kiểu cách để phổ thơ nhưng vẫn phải sử dụng những tiếng đệm, coi đó là một công cụ quan trọng với các chức năng: phát triển câu thơ, giai điệu âm nhạc, vừa làm rõ thêm nội dung bài hát và đồng thời thể hiện thổ ngữ vùng miền. Tiếng đệm trong dân ca và nhạc cổ truyền Việt Nam có thể chia làm hai nhóm lớn và chính yếu là nhóm miền Bắc và nhóm miền Nam. Các nhóm đệm này nằm trong mục đệm nguyên âm và hư từ.

Những tiếng đệm trong âm nhạc dân gian miền Bắc, có những từ chính như sau : a, u, i, o, ô, ơ, hư, hừ, ha, hơ, hô, hạ, a la, song bên, dẫu rằng, dẫu mà, này a, ấy mấy, ê hê, phú lý, tình bằng, tình rằng, tinh, tính, tình tang, bác còn, bắc hỳ, ta bớ, ru hời, nưng nưng hự…

Những tiếng đệm trong ca khúc dân gian miền Nam, nói chung, những nguyên âm cũng dùng tương tự như miền Bắc nhưng phụ âm có khác như: chi rứa, huây hô, ta là ta lý, ố tang tình tang, hò, xự, xang, xê cống, líu, ú, phan, vv…

[8, tr. 295]

Tác giả Hoàng Kiều trong công trình “Thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc cổ truyền” đã chia các tiếng đệm theo hai nhóm lớn và chính yếu là Bắc và Nam như trên, tuy nhiên trong thực tế để rõ ràng hơn chúng ta cũng có thể chia các tiếng đệm nhóm miền Nam thành nhóm miền Trung và miền Nam. Nhóm miền Trung gồm các từ: chi rứa, huây hô, ta là ta lý, ố tang tình tang, vv… Nhóm miền Nam gồm các từ: hò, xự, xang, xê cống, líu, ú, phan, vv…

Về tiếng đệm thể hiện thổ ngữ chúng ta có thể thấy rất rõ qua hiện tượng cùng một câu thơ nhưng với những tiếng đệm ta có thể phân biệt được bài hát đó của vùng miền nào (tất nhiên bên cạnh tiếng đệm còn nhiều yếu tố khác nữa như thang âm điệu thức, đường nét âm điệu, luyến láy…).

VD: chỉ một câu thơ

“Ai đem con sáo sang sông

Để cho con sáo sổ lồng bay xa”

Nhưng với bản Quan Họ Bắc Ninh ta thấy có những tiếng đệm như: ấy mấy, lý tang tình, đôi người ơi . Vào đến Thừa Thiên- Huế, ta lại thấy xuất hiện: làm răng, nên chi . Và khi đến Nam bộ thì nó là: ợ, lý xàng xê, cái lý….

Tiếng đệm để mở rộng giai điệu ta có thể thấy được sử dụng nhiều nhất trong Chèo.

Một số câu thơ do thể thơ gò bó, quá cô đọng trở thành tối nghĩa thì tiếng đệm rất hữu dụng trong việc làm rõ nghĩa của câu thơ, đồng thời làm cho giai điệu phát triển hoặc cân đối câu nhạc.

Điệu Sắp qua cầu (Chèo cổ) với lời thơ:

“Chớ trông mỏi mắt chớ chòi mỏi tay”

Lời hát:

“…A chớ a trông mỏi mắt em a ơi em chớ có chòi a là chòi (xuyên tâm) em chớ có chòi thêm mỏi tay iii”.

[8, tr.304]

Những ví dụ trên cho thấy sự quan trọng của những tiếng đệm và sự tinh tế của cha ông ta khi sử dụng nó mà các nhạc sỹ ngày nay cần học tập, vận dụng vào tác phẩm của mình.

Nói chung, tách ca từ và hình tượng nghệ thuật chỉ là trong khía cạnh phân tích, nghiên cứu, về mặt ý nghĩa thì ca từ và hình tượng luôn gắn kết chặt chẽ với nhau, qua ca từ mới hiểu được những hình tượng nghệ thuật vì vậy, chính trong hình tượng đã mang bóng dáng những ca từ đặc trưng.

Còn tiếp...