07/09/202310:01

VAI TRÒ CỦA CA KHÚC TRONG ĐỜI SỐNG - PHẦN 7

2.3.2 Luyến láy

Một trong những yếu tố quan trọng, thể hiện rõ nhất bản sắc âm nhạc truyền thống Việt Nam là luyến láy, vì luyến láy không chỉ thể hiện thanh điệu giàu chất nhạc của người Việt mà còn có thể giúp người nghe phân biệt âm nhạc từng vùng miền.

Như đã đề cập ở những phần trên, ngữ điệu của người Việt không những giàu nhạc điệu mà còn rất phong phú, cùng một câu thơ mà với ngữ điệu từng vùng khác nhau tạo thành những âm hình giai điệu khác nhau.

Những nét luyến láy thể hiện thanh điệu vùng miền gần như đã trở thành “công thức” chung nên trong các ca khúc đương đại âm hưởng âm nhạc cổ truyền cũng thường sử dụng những kiểu luyến láy thanh điệu như đã nêu trong bảng “Thống kê các dạng láy theo thanh điệu” (bảng 1, trang 1, phụ lục).

Các ca khúc âm hưởng Ca Trù thường xuất hiện nét luyến lên quãng 5 với thanh huyền , luyến xuống quãng 4 ở thanh sắc, quãng 3 xuống (“Mái đình làng biển” - Nguyễn Cường), quãng 4 xuống ở thanh nặng (“Chiều Phủ Tây Hồ” - Phú Quang, thơ: Thái Thăng Long, “Trên đỉnh Phù Vân” - Phó Đức Phương), luyến xuống quãng 3 ở thanh ngang (“Đá trông chồng” - Lê Minh Sơn, “Một nét Ca Trù ngày xuân” - Nguyễn Cường, “Trên đỉnh Phù Vân” ) và ngã…

Vận dụng các nét luyến láy của Ca Trù trong ca khúc dưới đây:

Ví dụ 19

(Những bài còn lại tham khảo phần phụ lục các trang: 14, 96, 56 hoặc thứ tự theo bảng chữ cái).

Các ca khúc muốn thể hiện màu sắc Nam bộ thì không thể bỏ qua những yếu tố luyến láy thanh điệu của vùng này như luyến lên quãng 4, 5 ở thanh ngã (“Đêm giao thừa nghe một khúc dân ca”, “Màu hoa bí” - Võ Đông Điền, “Quê em mùa nước lũ” - Tiến Luân , “Bẽ bàng bướm đậu mù u”, “Duyên tình lý ngựa ô” - Trương Quang Tuấn), luyến lên quãng 3, 4 ở thanh nặng (“Quê em mùa nước lũ ”- Tiến Luân, “Đau xót lý con cua” - Minh Vy, “Duyên tình lý ngựa ô” - Trương Quang Tuấn, thơ: Kim Tuấn), luyến lên quãng 3 trong thanh huyền (cũng ca khúc này và “Thương lắm mình ơi” – Vũ Quốc Việt, “Tiếng quốc đêm trăng ”- Vũ Đức Sao Biển), luyến lên quãng 5, 6 ở thanh hỏi (“ Vợ thằng Đậu ”- Võ Thiện Thanh, “Bẽ bàng bướm đậu mù u”, “Tình ta lý qua cầu” Trương Quang Tuấn )…

Luyến láy thanh điệu Nam bộ trong ca khúc “Duyên tình lý ngựa ô” (Trương Quang Tuấn, thơ: Kim Tuấn)

Ví dụ 20

(Những trường hợp còn lại xem phần phụ lục các trang: 31, 74, 3, 27, 81, 85, 91 hoặc thứ tự theo bảng chữ cái).

Ở các ca khúc âm hưởng dân ca Trung bộ thường bắt gặp nhiều nhất những nét luyến lên quãng 4 ở các thanh điệu: thanh hỏi (“Cõng mẹ đi chơi”, “Thưa các em miền Nam”- Trần Quế Sơn, “Ca dao em và tôi ”- An Thuyên, “Huế tình yêu của tôi” - Trương Tuyết Mai), thanh huyền (“ Yêu cái mặn mà” – Trần Quế Sơn), thanh sắc (“ Huế thương ”-An Thuyên, “Huế tình yêu của tôi” - Trương Tuyết Mai), thanh ngang, thanh ngã (“Huế tình yêu của tôi” - Trương Tuyết Mai)…

Luyến láy thanh điệu trung bộ vận dụng trong bài sau:

Ví dụ 21

(Những trường hợp còn lại xem phần phụ lục các trang: 20, 80, 7, 59 hoặc thứ tự bảng chữ cái).

Tuy nhiên, trong thực tế các thanh điệu không phải luôn luôn đi theo quy luật này, thường thì thanh điệu tự nhiên đã tạo nên đường nét nhưng trong một số trường hợp thanh điệu cũng bị ảnh hưởng ít nhiều của đường nét giai điệu mà có những hướng tiến hành khác. Ngay trong âm nhạc cổ truyền người Việt cũng có hiện tượng cưỡng âm trong nhiều thể loại ca hát.

Bên cạnh đó, các ca khúc đương đại nhiều khi không thể hiện những nốt luyến láy trên bản nhạc mà để cho người biểu diễn tự do diễn xướng, điều này đòi hỏi người diễn cũng phải am hiểu và nắm được quy luật luyến láy từng vùng miền, thể loại để xử lý cho đúng và cho ra chất mà người nhạc sĩ muốn diễn tả.

2.3.3 Đường nét âm điệu

Sau đây là những ứng dụng các đường nét âm điệu đặc trưng trong một số ca khúc đương đại.

Sử dụng đường nét bắc cầu trong ca khúc “Cô Tấm ngày nay” (Ngọc Châu)

Ví dụ 22

Sử dụng đường nét thêu và nửa thêu nửa bắc cầu trong ca khúc “Giăng tơ” (Lưu Hà An).

Ví dụ 23

Áp dụng đường nét hợp âm trong bài “Trên đỉnh Phù Vân” (Phó Đức Phương)

Ví dụ 24

Ứng dụng đường nét nhảy quãng của thể loại Chèo trong ca khúc “Son” (Đức Nghĩa)

Ví dụ 25

Sử dụng đường nét ru Bắc bộ trong ca khúc “Hát ru @” (Nguyễn Vĩnh Tiến)

Ví dụ 26

Và “Hồn Việt” (Minh Châu)

Ví dụ 27

Đường nét biến thể nửa thêu nửa bắc cầu trong ca khúc “Quê em mùa nước lũ” (Tiến Luân).

Ví dụ 28

Và “Thương lắm mình ơi” (Vũ Quốc Việt)

Ví dụ 29

Đường nét bắc cầu nhắc lại âm đầu hoặc âm cuối áp dụng trong ca khúc “Nội tôi” (Đình Văn)

Ví dụ 30

(Tham khảo thêm trong bài “Thím Hai Lúa”, “Đau xót lý con cua” - Minh Vy…)

Âm hình nửa bắc cầu nửa hợp âm thường gặp trong các bài vọng cổ sử dụng trong bài “Tiếng quốc đêm trăng” (Vũ Đức Sao Biển)

Ví dụ 31

Đường nét nửa thêu, nửa bắc cầu, nhảy quãng trong ca khúc “Ca dao em và tôi” (An Thuyên)

Ví dụ 32

Để thể hiện âm hưởng dân ca Trung bộ, các nhạc sỹ lại vận dụng một số đường nét dân ca Quảng Nam trong các ca khúc sau:

“Cõng mẹ đi chơi” (Trần Quế Sơn)

Ví dụ 33

Và “Yêu cái mặn mà” (Trần Quế Sơn)

Ví dụ 34

(Tham khảo thêm “Thưa các em miền Nam” - Trần Quế Sơn, trang 80)

Trong thời kỳ này các ca khúc âm hưởng dân ca các dân tộc ít người ít được khai thác, những ca khúc phổ biến vẫn chỉ là những ca khúc âm hưởng dân ca Tây Nguyên.

Ứng dụng trong ca khúc “Ơi, M’Đrak” (Nguyễn Cường).

Ví dụ 35

(Tham khảo thêm “Ting ning” – Y Yang Tuyn, trang 87)

Còn tiếp...