Qua phần giới thiệu một số ca khúc âm hưởng âm nhạc cổ truyền Việt Nam tiêu biểu của các thời kỳ trước và phân tích, tìm hiểu sự tương quan giữa nội dung và hình thức qua cách thức vận dụng các yếu tố truyền thống hiện đại trong các ca khúc đương đại tôi rút ra những vấn đề sau:
Trong năm yếu tố thì yếu tố luyến láy và đường nét âm điệu thể hiện rõ nhất bản sắc từng thể loại, vùng miền nên thường được các nhạc sỹ sử dụng nhiều nhất.
Như ta đã biết, yếu tố luyến láy liên quan mật thiết với ngôn ngữ người Việt nên muốn thể hiện cho ra tính chất vùng miền trong một ca khúc nào đó không thể không vận dụng những nét luyến láy thể hiện ngữ điệu vùng đó, dễ thấy nhất là các ca khúc âm hưởng dân ca miền Trung với các nét luyến lên quãng 4 ở các thanh điệu: “Cõng mẹ đi chơi”, “Yêu cái mặn mà” (Trần Quế Sơn), “Huế tình yêu của tôi” (Trương Tuyết Mai), “Huế thương ” (An Thuyên)…
Không chỉ thể hiện ngữ điệu vùng miền, luyến láy còn là kỹ thuật đặc trưng của một số thể loại âm nhạc cổ truyền. Ca Trù cũng có những nét luyến láy rất độc đáo mà một số tác giả đã vận dụng vào các ca khúc của mình như: “Chiều Phủ Tây Hồ” - Phú Quang, thơ: Thái Thăng Long, “Đá trông chồng” (Lê Minh Sơn), “Mái đình làng biển” (Nguyễn Cường), “Trên đỉnh Phù Vân” (Phó Đức Phương)…
Đường nét âm hình cũng thể hiện rất rõ màu sắc riêng của từng thể loại, vùng miền như những đường nét trong dân ca Khu Năm, Bài Chòi, hò Huế, hò Nam bộ, Ru, Chèo, Hát Xẩm, Nhạc Tài Tử…mà nhiều tác giả cũng đã sử dụng rất thành công trong các ca khúc của mình: “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” (Trần Kiết Tường), “Hát ru@” (Nguyễn Vĩnh Tiến), “Son” (Đức Nghĩa), “Cõng mẹ đi chơi” , “Yêu cái mặn mà” (Trần Quế Sơn), “Huế thương” (An Thuyên), “Bẽ bàng bướm đậu mù u” (Trương Quang Tuấn)…
Các tác giả đã biết “đổi mới”, “hiện đại hóa”, vận dụng đúng theo chủ trương “truyền thống - hiện đại”, bảo tồn phải đi song song với phát triển trong việc kết hợp các yếu tố truyền thống với các yếu tố hiện đại khác để các ca khúc vừa có giá trị bảo tồn mà vẫn mang tính thực tiễn.
Ngoài việc kết hợp các thang âm điệu thức 5 âm Việt Nam và 7 âm phương Tây thì các tác giả còn vận dụng các giai điệu kiểu Fanfare truyền thống châu Âu làm cho các ca khúc trở nên mạnh mẽ, hào hùng như trong ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” (Đỗ Nhuận)… Kết hợp các yếu tố truyền thống với tiết tấu, nhịp điệu hiện đại (rock, symphonie rock, pop rock hoặc hip hop) tạo nên những ca khúc sôi động, thích hợp với tuổi trẻ: “Về ăn cơm” (Sa Huỳnh), “Cõng mẹ đi chơi”, “Thưa các em miền Nam” (Trần Quê Sơn), “Em muốn sống bên anh trọn đời”, “Ly cà phê Ban Mê” Nguyễn Cường…
Không những kết hợp những yếu tố truyền thống và hiện đại mà các tác giả còn kết hợp các yếu tố truyền thống của nhiều thể loại, vùng miền tạo nên những ca khúc hết sức phong phú về màu sắc như “Chiến thắng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã kết hợp các đường nét làn điệu Chèo người Kinh với những âm điệu dân ca Tây Bắc.
Một trong những tác giả thường xuyên kết hợp nhiều chất liệu truyền thống trong một ca khúc là Trần Tiến như: “ Ngẫu hứng Sông Hồng ” (kết hợp dân ca Bắc bộ và Nam bộ), “ Mưa bay tháp cổ ” sử dụng những hình tượng “tháp cổ”, “cong cong năm ngón”, nữ thần Apsara quen thuộc trong tín ngưỡng người Chăm Bình Thuận kết hợp với điệu thức 5 âm, đường nét, tiết tấu, ca từ của người Kinh đồng bằng Bắc bộ, “ Tiếng trống Paranưng ” kết hợp các yếu tố hình tượng, luyến láy của dân tộc Chăm và điệu thức người Kinh Nam bộ.
Với các ca khúc đương đại thì sự kết hợp cũng phong phú không kém và còn có những sáng tạo rất thú vị.
Kết hợp giữa điệu thức Oán biến thể đặc trưng vùng Nam bộ và điệu thức Bắc để diễn tả duyên “Tơ hồng” giữa cô gái vùng “Sông Cầu” và chàng trai vùng “Sông Hậu” trong bài “Tơ hồng” của tác giả Nhất Sinh.
Kết hợp giữa các đường nét âm nhạc cổ truyền Bắc bộ: Chèo, Hát Xẩm, Ca Trù trong cùng một ca khúc như với “Son” của Đức Nghĩa, “Nắng có còn xuân” (Đức Trí).
Kết hợp giữa các hình tượng hiện đại và dân gian tạo sự ví von, tương phản rất thú vị: taxi - tơ nhện, đèn đường - ông trăng, tiếng rao - tiếng ru, đại lộ - đồng rộng, cá vàng - cua đi ngập càng… trong “Hát ru @” của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến.
Kết hợp giữa các loại nhịp điệu, tiết tấu và đường nét âm hình khác nhau như trong ca khúc “Giăng tơ” của tác giả Lưu Hà An sử dụng tiết tấu hò khoan biến thể, lập đi lập lại đều đặn diễn tả hình ảnh giăng tơ miệt mài của con nhện kết hợp với tiết tấu trường canh đều đặn của đồng dao trong một đoạn ca từ cũng rất gần với những bài hát thể loại này của trẻ em nông thôn Việt Nam:
“Dọc ngang tơ lòng - một vòng âm dương - xin bà nắm xôi - xin ông hũ rượu - nàng cho chiếc kiệu - chàng cho ngựa tía - để đêm trăng tròn - ngũ hành bát quái - đi hết một vòng âm dương”
Thêm vào đó, ca khúc này còn kết hợp nhiều đường nét âm hình của các thể loại âm nhạc cổ truyền Bắc bộ như: Chèo, Chầu Văn, Ca Trù tạo nên một ca khúc hết sức độc đáo về màu sắc, hình tượng.
Đặc biệt, một số ca khúc không sử dụng yếu tố thang âm ngũ cung; yếu tố mà một số người lầm tưởng rằng chỉ có Việt Nam mới có mà chỉ sử dụng thang 7 âm kết hợp với các yếu tố khác vẫn làm nên được những ca khúc hay mang âm hưởng âm nhạc truyền thống Việt Nam như với bài “Quê em mùa nước lũ” của nhạc sĩ Tiến Luân. Ngoài câu nhạc đầu tiên sử dụng một dạng biến thể của điệu thức Oán thì toàn bộ phần còn lại của bài hát sử dụng điệu thức thứ 7 âm kết hợp với các yếu tố như: hình tượng, luyến láy thanh điệu, các đường nét âm điệu và nhịp điệu chu kỳ hỗn hợp đã làm cho ca khúc vẫn giàu chất “sông nước Nam bộ”.
Một ca khúc khác cũng không sử dụng yếu tố thang 5 âm là “Huế tình yêu của tôi” của tác giả Trương Tuyết Mai. Toàn bộ bài này sử dụng điệu thức trưởng 7 âm kết hợp với các yếu tố hình tượng, luyến láy thể hiện thổ ngữ, các đường nét âm hình tạo nên một trong những ca khúc về Huế được yêu thích.
Bên cạnh đó cũng có những ca khúc mà âm hưởng truyền thống chỉ lướt qua nhưng tính chất hiện đại của nó vẫn thu hút được công chúng trẻ như trường hợp của ban nhạc Rock “Ngũ Cung”. Hoặc có những ca khúc vẫn nghe âm hưởng truyền thống như khi phân tích thì không tìm được những yếu tố biểu hiện cụ thể nào vì tác giả có lẽ đã thẩm thấu các yếu tố đó và “hòa tan” nó trong tác phẩm của mình.
Tóm lại, chính nhờ cách kết hợp hài hòa giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại để đảm bảo được sự tương quan, thống nhất giữa hình thức và nội dung mà những ca khúc này đã gặt hái được những thành công, góp phần làm phong phú cũng như nâng cao thẩm mỹ nghệ thuật trong đời sống âm nhạc cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Cuộc sống là sự chuyển động không ngừng và âm nhạc cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Âm nhạc truyền thống cũng vậy, qua từng thời kỳ nó đều có những biến đổi, từ những bài hát phục vụ cho các nhu cầu hội hè, nghi lễ, lao động, sinh hoạt… của người nông dân xưa là chủ yếu với những đặc điểm như có thể thấy trong phần phân tích ở chương 1. Đến thời kỳ giao thoa với nền văn hóa phương Tây âm nhạc truyền thống đã có những kết hợp để đáp ứng được nhu cầu về văn hóa và tinh thần lúc ấy, như việc kết hợp với các đường nét Fanfare, các vũ điệu châu Âu như Tango, Valse…trong các ca khúc trữ tình và hành khúc như có thể thấy trong phần “Giới thiệu một số ca khúc âm hưởng dân ca và nhạc cổ truyền tiêu biểu qua các thời kỳ” (2.2). Đến các ca khúc đương đại thì những yếu tố truyền thống được sử dụng lại có những sự biến đổi như kết hợp với các yếu tố tiết tấu của các loại hình âm nhạc pop, rock, symphonie rock hoặc hip hop tạo cho ca khúc một sự trẻ trung, phù hợp với nhịp điệu của cuộc sống hiện đại. Hình tượng, ca từ cũng có những kết hợp táo bạo như đã nêu trên.
Trong tương lai, mười, hai mươi năm nữa chắc chắn những yếu tố truyền thống cũng tiếp tục có những thay đổi khi vận dụng vào âm nhạc lúc bấy giờ. Thay đổi như thế nào, vận dụng ra sao để vừa thích hợp với thời đại mới, vừa không làm thay đổi về cốt cách, hồn vía của âm nhạc truyền thống Việt Nam là vấn đề còn nhiều tranh luận, nhưng để lưu truyền, tồn tại, chắc chắn nó phải có sự biến đổi theo quy luật.
Từ khi hội nhập, “mở cửa”, đất nước đã có một vận hội mới, hòa chung với thế giới để phát triển về nhiều mặt: khoa học kỹ thuật, kinh tế, giáo dục, nghệ thuật… Đời sống người dân đã thay đổi rõ rệt, ngày càng được nâng cao về sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, song song với việc đón nhận những cái hay, cái mới của thế giới thì giới trẻ hiện nay cũng đang bị ảnh hưởng nhiều từ văn hóa bên ngoài, từ những phương tiện truyền thông hiện đại mà cụ thể là mạng internet, đặc biệt là với âm nhạc.
Mạng internet không những giúp người ta ngồi một chỗ mà có thể tìm hiểu thông tin của nhiều lĩnh vực, thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật trong đó có âm nhạc, mà thời gian gần đây, nó hầu như đã trở thành “hội đồng nghệ thuật” trong một số kiểu dạng bình chọn. Nếu để ý ta có thể nhận thấy gần đây giá trị của một tác phẩm, một ca khúc chủ yếu phụ thuộc vào các phương tiện, máy móc hiện đại, thể hiện qua cách thức của rất nhiều cuộc thi là: nhắn tin bình chọn. Một hình thức nữa là các trang mạng bình chọn, xếp hạng vôùi caùc danh hieäu: “baøi Hit”, “bài top”… thông qua số lượng truy cập. Vậy là “giá trị nghệ thuật” cuûa caùc ca khuùc xeáp haïng theo dạng này ñöôïc ñaùnh giaù theo soá löôïng tin nhắn của người bình chọn, số lượng truy cập của ngöôøi nghe online, ngöôøi taûi veà, trong khi khoâng phaûi baát cöù ngöôøi naøo nhắn tin bình chọn cũng vì yêu thích một cách khách quan, không phải người nghe nào cuõng vì cái hay, vì giá trị nghệ thuật của một ca khúc maø coù nhöõng ngöôøi nghe vì toø moø, vì coâng vieäc đòi hỏi, vì thaáy töïa baøi, ca töø giaät gaân… töø ñoù gaây neân söï nhieãu loaïn veà nhieàu phöông dieän.
Töø thöïc teá naøy naûy sinh ra tình traïng “nhaø nhaø laøm nhaïc sĩ – ngöôøi ngöôøi thaønh nhaïc sĩ”, trong lịch sử âm nhạc nước nhà thì có lẽ đây là thời điểm nở rộ “nhạc sĩ” nhất, ca sĩ kiêm luôn nhạc sĩ, thaäm chí raát nhieàu “nhaïc sĩ” muø nhaïc, khoâng bieát kyù aâm, xöôùng aâm. Một nhạc sĩ được đào tạo chính quy phải qua quá trình học tập, rèn luyện tối thiểu bốn năm trời với rất nhiều môn học chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu của một nhạc sĩ chuyên nghiệp: lịch sử âm nhạc, ký xướng âm, hòa âm, phối khí, mỹ học âm nhạc và âm nhạc Việt Nam… Rất nhiều nhạc sĩ thế hệ trước hoặc cả hiện nay sáng tác nghiêm túc đều xuất thân từ những người diễn tấu tốt những nhạc cụ dân tộc cũng như tây phương. Nhưng các nhạc sỹ trẻ hiện nay hoặc không thèm học, không được học, hoặc có thì cũng qua loa nên mới có hiện tượng nhạc sĩ nhưng không thể ký âm hoặc ký âm đúng, xướng âm “tác phẩm” của chính mình. Không những thế sự hiểu biết của họ về văn hóa xã hội nói chung cũng hạn hẹp cho nên các ca khúc của họ cứ nhàn nhạt, không có phong cách riêng, bài này giống giống bài kia, người này giống giống người nọ, hoặc nhái theo nhạc Hoa, nhạc Hàn, nhạc Âu - Mỹ một cách vô tội vạ, phổ biến được vài tháng rồi công chúng cũng quên ngay. Với hiện trạng này, đòi hỏi sáng tác của họ phải “đậm đà bản sắc dân tộc” gần như là điều không tưởng. Các ca khúc V-pop hiện nay nếu đem ra quốc tế khó mà có sự phân biệt vì nó hoàn toàn không có màu sắc riêng.
Không những các nhạc sĩ chạy theo thị hiếu thị trường mà nền nghệ thuật Việt Nam nói chung và âm nhạc Việt Nam nói riêng còn ảnh hưởng bởi sự “xâm lăng” của các nền âm nhạc khác. Gần đây, báo chí còn đăng thêm thông tin về một dự án “Việt hóa K- pop”, mới nghe qua tưởng hay nhưng nếu dự án này thành hiện thực thì đây sẽ là một vấn đề đáng lo ngại cho những ai tâm huyết với nền nghệ thuật nước nhà nói chung cũng như sự nghiệp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng.
Với một số thực trạng như vừa nêu trên thì việc định hướng, khuyến khích, đưa ra các giải pháp để các nhạc sĩ trẻ tìm tòi, sáng tác các ca khúc giàu bản sắc dân tộc là việc làm cấp thiết.
Qua những phần phân tích, tìm hiểu ở trên có thể rút ra được những ưu điểm đáng ghi nhận của các ca khúc đương đại âm hưởng truyền thống như sau.
Về giá trị nghệ thuật, các nhạc sỹ đã biết chọn lọc những yếu tố đặc trưng trong âm nhạc truyền thống như: thang âm điệu thức, luyến láy, đường nét âm điệu, nhịp điệu và tiết tấu, hình tượng và ca từ…, vận dụng trong các ca khúc mới để thể hiện theo từng phong cách, thể loại, vùng miền. Kết hợp những nét tiêu biểu của nhiều vùng miền trong cùng một ca khúc để thể hiện những nội dung, ý tứ sâu sắc, tinh tế, tính chất âm nhạc thêm phong phú, màu sắc. Không những vậy, trong nhiều ca khúc các tác giả còn rất sáng tạo khi kết hợp các yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại (tiết tấu, nhịp điệu, hình tượng…) làm cho các ca khúc này vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện đại lại vẫn gần gũi với người Việt Nam.
Về mặt mỹ học âm nhạc, để sáng tác được những ca khúc mang âm hưởng truyền thống, người nhạc sỹ phải có quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, thậm chí là trực tiếp tiếp xúc, sử dụng các nhạc cụ dân tộc. Hoặc đơn giản nhất cũng phải nghe nhiều để những âm hưởng này thấm sâu vào tiềm thức, tạo nên một chiều rộng hiểu biết nhất định. Bên cạnh đó, để tác phẩm đi vào lòng người và tồn tại lâu bền thì nó phải xuất phát từ những rung động thật sự của tác giả, nội dung, tư tưởng phải sâu sắc hoặc nhạy bén, nắm bắt, phản ánh kịp thời những khía cạnh của cuộc sống. Muốn có được những điều này tác giả cũng phải có một chiều sâu cảm xúc và chiều cao tư tưởng nhất định. Như vậy, những ca khúc đương đại âm hưởng truyền thống có sức hút và sức sống lâu bền tối thiểu đều có được ba chiều thẩm mỹ. Không những thế, qua đó còn thấy được sự tương quan giữa hình thức và nội dung trong việc vận dụng các yếu tố truyền thống rất hợp lý để làm những phương tiện thể hiện những ý đồ, nội dung tư tưởng của ca khúc, để tạo nên những ca khúc có giá trị về nghệ thuật, vừa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu.
Về mặt định hướng, như đã nêu trên, chính sự góp mặt của những ca khúc này đã góp phần làm phong phú cho đời sống âm nhạc cả nước, góp phần đẩy lùi các trào lưu nhạc Hoa, âm hưởng Hoa, Nhật, Hàn, Âu, Mỹ… Làm cho ca khúc Việt Nam có một màu sắc riêng, đặc trưng khi ra hòa nhập với âm nhạc thế giới. Góp phần định hướng, nâng cao thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng.
Bên cạnh những tác giả với những ca khúc mang âm hưởng truyền thống như đã tìm hiểu, phân tích ở những phần trên còn một hiện tượng cũng đáng ghi nhận là thời gian gần đây một số ban nhạc Rock đã nỗ lực đưa những yếu tố dân gian vào những bài rock của mình bằng cách này cách khác và ban nhạc Rock “Ngũ cung” là một gương mặt tiêu biểu. Năm thành viên của ban nhạc này đều được đào tạo âm nhạc một cách bài bản, đặc biệt, họ có được sự cố vấn nghệ thuật của nhạc sĩ Trần Tuấn Long, nguyên là trưởng đoàn Nghệ thuật Quân khu Việt bắc (ông nội của một thành viên trong nhóm), cũng là người đã đưa ý tưởng về một ban nhạc Rock kết hợp với những yếu tố dân gian đặc biệt là vùng Tây Bắc. Theo “Ngũ cung” thì: “ý nghĩa nhân văn chính của Ngũ cung chính là đem yếu tố Việt (âm nhạc Việt, phong tục tập quán, văn hóa Việt) vào rock. Thể hiện, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt, văn hóa truyền thống dân gian Việt, tình yêu, vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là cái hùng vĩ, cái bí hiểm, cái đẹp hoang sơ của những con người với nét văn hóa đặc trưng cùng miền núi Tây Bắc”. [51]
Với tiêu chí đó nên ban nhạc này có rất nhiều ca khúc về đề tài dân gian Tây Bắc như: “Cướp vợ, tục lệ H’Mông”, “Cao nguyên đá”, “Giã cốm đêm trăng ”… mà thành công nhất là bài “Cướp vợ, tục lệ H’Mông” . Đương nhiên với thể loại rock không thể đòi hỏi phải đưa tất cả các yếu tố mang bản sắc truyền thống vào được mà chỉ là những hình tượng: “Người H’mông uống rượu ngô, ăn thắng cố, xòe váy hoa, chọi họa mi, phóng ngựa mang em yêu lên núi…” , hay “Ngạt ngào thơm hương rừng, và đừng quên mang theo những trái còn màu ngũ sắc đinh tua hồng. Trăng đỉnh núi rực rỡ. Cốm xanh ngọc biếc tỏa sáng” … cũng đáng để ghi nhận và khuyến khích.
Tuy nhiên, trong cách vận dụng các yếu tố truyền thống có một số vấn đề cần lưu ý.
Một số nhạc sĩ trẻ hiểu lầm rằng thang 5 âm là của Việt Nam nên khi sáng tác chỉ chú trọng vào thang âm nhưng qua phần tìm hiểu, phân tích của chương này cho thấy thang âm chỉ là một trong những yếu tố góp phần biểu hiện bản sắc truyền thống, có những ca khúc không sử dụng thang 5 âm nhưng vẫn thể hiện được màu sắc đặc trưng từng vùng miền. Cần nhấn mạnh lại rằng thang 5 âm có mặt trong nền âm nhạc của rất nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới, nếu chỉ sử dụng thang 5 âm mà không kết hợp với những yếu tố truyền thống khác của Việt Nam thì màu sắc dân tộc sẽ mờ nhạt hoặc thậm chí sai lệch hẳn sang âm hưởng của một quốc gia khác.
Một vấn đề đáng lưu ý nữa là phần phối khí, đôi khi một ca khúc viết rất giàu màu sắc truyền thống nhưng do các nhạc sỹ phối khí kém hiểu biết về âm nhạc truyền thống Việt Nam đã làm giá trị nghệ thuật của ca khúc bị méo mó. Đặc biệt là các ca khúc âm hưởng dân ca Bắc Bộ, rất hay bị các nhạc sĩ phối khí biến thành âm hưởng Trung Hoa. Ví dụ trong ca khúc “Đá trông chồng”, đây là một ca khúc sử dụng nhiều đường nét, âm hưởng Ca Trù nhưng với đoạn dạo nhạc và gian tấu sử dụng kèn bóp (loại nhạc cụ có trong dàn nhạc bát âm của nhiều dân tộc Việt Nam và cả Trung Hoa) mà cả âm sắc lẫn giai điệu đều không có gì liên quan đến Ca Trù, thậm chí có phần làm liên tưởng đến âm nhạc của một nước khác. Hay trường hợp ca khúc “Dòng máu Lạc Hồng” (Lê Quang), chủ đề, nội dung ca ngợi dân tộc “Lạc Hồng” nhưng đoạn nhạc dạo và gian tấu lại rất giống với âm nhạc trong bộ phim Trung Quốc “Hoàng Phi Hồng” khiến một số người gọi đùa đây là bài “Dòng máu Hoàng Phi Hồng”.
Bên cạnh đó, một vấn đề cũng hết sức quan trọng, cần lưu ý là yếu tố diễn xướng của ca sĩ. Tuy diễn xướng nhưng nó cũng mang tính sáng tạo vì nghệ sĩ chính là người sáng tạo thứ hai của một tác phẩm. Một số ca sĩ, nhóm ca xuất thân từ trường lớp, được đào tạo bài bản, chịu khó tìm tòi, học hỏi, thậm chí là sử dụng thuần thục những nhạc khí dân tộc nên khi diễn xướng họ thể hiện khá chuẩn xác các yếu tố quan trọng cấu thành nên màu sắc truyền thống Việt Nam như: rung, nhấn, vuốt, luyến láy… Có thể ghi nhận ở những ca sĩ như Tùng Dương, Thanh Lam, Trang Nhung, Vân Khánh, nhóm “Mặt Trời Đỏ”… Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn khá nhiều ca sĩ ít chịu tìm hiểu, học hỏi, họ chỉ hát theo cảm tính nên những yếu tố, kỹ thuật nêu trên bị họ xử lý một cách tùy tiện, không phân biệt thể loại, vùng miền… mà có khán giả đã phát biểu rằng: “rung nhấn, luyến láy loạn xạ, không còn ra hơi, điệu gì cả”. Đôi lúc chính cách diễn xướng của họ đã làm sai lệch tính chất của ca khúc.
Ngoài ra, sự phong phú, đa dạng và cân bằng giữa tính chất vùng miền của các ca khúc đương đại âm hưởng dân ca cũng là vấn đề cần xem xét. Nếu như ở những thời kì trước chất liệu cổ truyền được sử dụng tương đối cân đối, đa dạng giữa các ca khúc âm hưởng dân ca Bắc, Nam, Trung bộ, và hầu hết các vùng dân tộc thiểu số như Tây Bắc, Tây Nguyên và cả dân ca Chăm, thì ta lại có thể dễ dàng thấy các ca khúc đương đại đa số sử dụng chất liệu cổ truyền Bắc bộ, Nam bộ, còn âm hưởng Trung bộ và các dân tộc ít người rất ít được khai thác trong ca khúc thời kì này, nhất là đối với các tác giả trẻ. Đã đành rằng âm hưởng cổ truyền Bắc bộ gần với tân nhạc hơn như ý kiến của nhạc sĩ Đức Trí nhưng những chất liệu vùng miền khác cũng rất hay và không đến nỗi khó sử dụng nếu các nhạc sĩ có sự tìm tòi, học hỏi, đam mê. Tác giả trẻ viết các ca khúc âm hưởng Trung bộ hiện nay có lẽ chỉ duy nhất nhạc sĩ Trần Quế Sơn, là người con đất Quảng. Về chất liệu âm nhạc các dân tộc ít người cũng chỉ khai thác ở mảng dân ca Tây Nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Cường và gần đây là Yjang Tuyn, Kjan dick. Về dân ca Tây Bắc cũng chỉ dừng ở sử dụng những hình tượng như “Ngũ cung” mà thôi.
Một nội dung khá nổi bật cần lưu ý nữa là sự cân bằng giữa các đề tài, thể loại ca khúc. Nếu trong các thời kỳ trước đều có các ca khúc mang âm hưởng truyền thống ở hầu hết các thể loại như hành khúc: “Tiếng gọi thanh niên” (Lưu Hữu Phước), “Chiến thắng Điện Biên” (Đỗ Nhuận)…, hùng ca sử ca “Hùng Vương”, “Trưng Nữ Vương” (Thẩm Oánh)…, ca khúc cộng đồng như: “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” (Dzoãn Nho, lời Hữu Thỉnh), “Cùng nhau đi hồng binh” (Đinh Nhu), ca khúc thiếu nhi: “Thằng Cuội” (Lê Thương), “Con nít” (Phan Huỳnh Điểu), “Cái bống là cái bống bang” (Phan Trần Bảng)… thì hiện nay chỉ thể hiện ở các mảng đề tài như lễ nghi phong tục: “Trên đỉnh Phù Vân” (Phó Đức Phương), “Mưa bay tháp cổ” (Trần Tiến)…, gia đình: “Ông tôi”, “Bà tôi” (Nguyễn Vĩnh Tiến), “Cõng mẹ đi chơi” (Trần Quế Sơn), “Cà phê miệt vườn” (Minh Vy)… một vài ca khúc sử ca, hùng ca như: “Dòng máu Lạc Hồng”, “Đất Việt tiếng vọng ngàn đời” (Lê Quang). Phổ biến nhất vẫn là những nội dung về cuộc sống mới: “Thím Hai Lúa” (Minh Vy), “Hát ru@” (Nguyễn Vĩnh Tiến), “Cô Tấm ngày nay” (Ngọc Châu)… và tình yêu đôi lứa: “Tơ hồng” (Nhất Sinh), “Tiếng Quốc Đêm Trăng” (Vũ Đức Sao Biển), “Ca dao em và tôi” (An Thuyên), “Đôi mắt Pleiku” (Nguyễn Cường)… Những thể loại hầu như thiếu vắng hẳn là ca khúc cộng đồng và ca khúc thiếu nhi. Đặc biệt lưu ý là thể loại ca khúc thiếu nhi, đây là một đối tượng rất quan trọng vì sẽ là những người sáng tác, biểu diễn hoặc công chúng thưởng thức trong tương lai, nếu không có một sự định hướng từ nhỏ thì sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ nghệ thuật của ba đối tượng trên. Từ nhiều năm qua, qua quá trình thực tế làm công tác quản lý văn hóa tôi nhận thấy các chương trình băng đĩa và biểu diễn ca nhạc dành cho đối tượng này ngày càng ít đi, các sáng tác cho đối tượng này cũng ngày càng thiếu vắng mà thay vào đó các em đang được khuyến khích sử dụng các ca khúc dành cho người lớn. Xem các chương trình như “The Voice kids”, “Đồ rê mí” như nhiều người đã ái ngại khi thấy các em dường như đã bị biến thành các ông cụ non, bà cụ non, gồng mình thể hiện các ca khúc của người lớn. Chính vì vậy các nhạc sỹ cần tìm hiểu, đầu tư sáng tác những ca khúc thiếu nhi vừa đảm bảo gần gũi với lứa tuổi các em về tâm lý cũng như sinh lý (dễ hiểu, dễ hát) vừa mang màu sắc truyền thống, gần gũi với người Việt.
KIẾN NGHỊ
Từ thực trạng sáng tác ca khúc cũng như những tồn tại và phát huy như nêu trên, tôi xin đưa ra một số đề xuất sau.
Âm nhạc là nghệ thuật của ba lần sáng tạo, ca khúc cũng vậy. Ba đối tượng người sáng tác, biểu diễn và hưởng thụ có mối tương quan qua lại rất gắn bó, mật thiết với nhau. Một tác giả cho ra đời một tác phẩm tốt sẽ góp phần nâng cao thẩm mỹ của người biểu diễn cũng như thưởng thức và ngược lại, người biểu diễn, thưởng thức có một trình độ thẩm mỹ cao sẽ đòi hỏi người nhạc sỹ phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng nghệ thuật cao. Không thể đổ lỗi qua lại rằng tại thị hiếu thẩm mỹ của công chúng hoặc người biểu diễn thấp nên người sáng tác phải cho ra đời những sản phẩm tương ứng hoặc do nhạc sỹ sáng tác những tác phẩm kém chất lượng nên người nghe, người biểu diễn cũng phải “thấp”, “kém” theo. Để đảm bảo có một sự tương quan tích cực giữa ba đối tượng trên cần có sự đầu tư, định hướng đồng đều cho cả ba đối tượng, với thiển ý của mình xin được đóng góp một số giải pháp như sau:
Trước tiên, hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng của chúng ta cần thay đổi, cần có một nền giáo dục thực tế và toàn diện chứ không phải lối dạy và học nặng về nhồi nhét lý thuyết. Trên thực tế, sau mười hai năm học phổ thông hầu như các em không thể đọc tên nốt nhạc chứ đừng nói đến có khả năng sử dụng một nhạc cụ nào (ngoại trừ các em gia đình có điều kiện được học thêm âm nhạc bên ngoài). Các em cần được trực tiếp học, sử dụng nhạc cụ, được nghe thường xuyên các tác phẩm âm nhạc kinh điển thế giới, các thể loại âm nhạc truyền thống (traditional) Việt Nam để các em định hình được một thẩm mỹ nghệ thuật lành mạnh, để cảm nhận được cái đẹp của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước dần chuyển khuynh hướng sang định hướng, hậu kiểm, chuyển giao ý thức trách nhiệm cho các đối tượng tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng. Vì vậy, về dài hạn cần có những kế hoạch để nâng cao thẩm mỹ nghệ thuật của cả ba đối tượng sáng tạo, biểu diễn và thưởng thức.
Cụ thể nên có kế hoạch tăng số lượng và chất lượng các suất diễn về chuyên đề âm nhạc cổ truyền tại các trường học như đã làm thời gian qua tại một số trường trong thành phố. Từ đó học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu, giao lưu học hỏi nhằm mở rộng tầm nhìn về bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng như chương trình “Đưa âm nhạc dân tộc đến học đường” Sở Văn hóa và Thể thao đang làm.
Cần mạnh dạn đầu tư cho việc sáng tác, dàn dựng các ca khúc có giá trị.
Về mặt truyền thông cần cân đối trong việc phát sóng giữa các chương trình âm nhạc, có một số “giờ vàng” ưu tiên cho các chương trình âm nhạc truyền thống. Ưu tiên dàn dựng, phát sóng các ca khúc âm hưởng cổ truyền Việt Nam.
Với Hội Âm nhạc cần có những giải thưởng có giá trị thực tế để vinh danh những ca sĩ, nhạc sĩ làm nghệ thuật nghiêm túc. Thực tế từ nhiều năm qua những ca khúc, những tác giả được giải thưởng của Hội âm nhạc thường không được công chúng biết đến. Bên cạnh đó cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức sáng tác cũng như âm nhạc cổ truyền, đặc biệt chú ý các ca sĩ, nhạc sĩ không được đào tạo qua trường lớp. Tổ chức các chuyến đi điền dã cho các hội viên để nghiên cứu về âm nhạc các vùng miền, nếu là những chuyến đi xa, dài ngày thì có thể theo phương án “xã hội hóa”. Bên cạnh đó, Hội Âm nhạc cũng cần hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng, có biện pháp phổ biến để qua đó các nhạc sĩ có thể tham khảo, vận dụng trong các sáng tác của mình.
Với các đối tượng là tác giả không phải là thành viên của Hội Âm nhạc, không có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo bài bản, chính qui thì cơ quan Quản lý Nhà nước, các trường âm nhạc công lập và dân lập vẫn có thể mở các khóa đào tạo ngắn ngày về các kiến thức cơ bản trong âm nhạc, mỹ học âm nhạc… cũng như về âm nhạc truyền thống.
Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh là nơi có đầy đủ điều kiện như: cơ sở vật chất, đội ngũ những người đào tạo có chuyên môn, bài bản, là đơn vị đại diện có uy tín để có thể mời những giảng sư có tên tuổi trong và ngoài nước đến thực hiện những buổi chuyên đề hoặc khóa học ngắn ngày, công việc này Nhạc Viện cũng đã và đang làm suốt nhiều năm qua với nhiều đề tài hay, phong phú, nhưng vấn đề là mức độ lan tỏa. Thường thì những sự kiện này chỉ được thông báo nội bộ, rộng hơn một chút là trên trang web của trường. Nên chăng Nhạc viện có thể mở rộng đối tượng, đề tài, quảng cáo trên nhiều phương tiện để nhiều người có thể tiếp cận. Với bề dày đào tạo, lực lượng cựu sinh viên hoạt động rộng khắp thì đây có lẽ không phải vấn đề khó. Thời buổi kinh tế thị trường, những trường âm nhạc tư thục thu phí cho một tiết học bằng USD thì lệ phí cho một buổi, một khóa học ngắn ngày của một trường đào tạo danh tiếng như Nhạc viện cũng không phải là khó.
Cuối cùng, về mặt cá nhân cả người sáng tạo, biểu diễn lẫn thưởng thức cần phải thường xuyên học tập, trau dồi để có được ba chiều của thị hiếu thẩm mỹ: chiều cao về tư tưởng, chiều rộng về hiểu biết và chiều sâu của cảm xúc, khi đã đạt được điều này thì họ sẽ tự biết tìm đến những cái hay, cái đẹp, cái tinh tế trong âm nhạc Việt Nam cũng như thế giới để sáng tạo, biểu diễn và thưởng thức.
Tóm lại, từ khi hội nhập, “mở cửa”, đất nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có một vận hội mới, hòa chung với thế giới để phát triển về nhiều mặt: khoa học kỹ thuật, kinh tế, giáo dục, nghệ thuật… Đời sống người dân đã thay đổi rõ rệt, ngày càng được nâng cao về sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần. Trong xu thế hội nhập, chúng ta cũng đã gặt hái được nhiều thành quả, rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đã thành công, thậm chí ở đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực trong và ngoài nước. Tuy nhiên, song song với việc đón nhận những cái hay, cái mới của thế giới thì do tác động qua lại tất yếu, một số mặt của đời sống xã hội nói chung và văn hóa nghệ thuật nói riêng cũng chịu một số ảnh hưởng tiêu cực, cụ thể là những rối loạn trong hoạt động ca nhạc. Để đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực trên chúng ta cần có những định hướng đúng đắn về truyền thống và hiện đại.
Trong bối cảnh ấy đã có rất nhiều tác giả đã biết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại để tạo nên những ca khúc có giá trị, không những đáp ứng được nhu cầu thị hiếu mà cả những đòi hỏi về giá trị nghệ thuật. Không những thế nó còn góp phần làm phong phú, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ trong việc sáng tạo, biểu diễn và thưởng thức ca nhạc của cả nước nói chung cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đó là nét son cần được khuyến khích, phát huy nhân rộng để bộ mặt âm nhạc Việt Nam khi hòa nhập thế giới vẫn có được những nét đặc trưng, độc đáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRẦN LONG ẨN (2010 ), Nhöõng giaù trò thaåm myõ trong saùng taùc vaø bieåu dieãn ca khuùc taïi TP. HCM, Luận văn cao hoïc - Nhaïc vieän TP Hồ Chí Minh.THẾ BẢO (2011), Suy nghĩ về nhạc luật cổ truyền Việt Nam , Nxb Thanh Niên.MICHEL BEAUD (2014) Nghệ thuật viết luận văn , Nxb Tri ThứcJASON GIBBS (2008), Rock Haø Noäi vaø Rumba Cöûu Long , Nxb Tri Thức.ĐÀO VIỆT HƯNG (1998), Haùt ví Ngheä Tónh , Nxb Âm nhạc. ĐÀO VIỆT HƯNG (1999), Tìm hieåu ñieäu thöùc daân ca ngöôøi Vieät Baéc Trung Boä , Viện nghiên cứu âm nhạc. NGUYEÃN THUÏY KHA (1998), Nöûa theá kyû taân nhaïc , Nxb Đà Nẵng.HOÀNG KIỀU (2001), Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền , Viện âm nhạc.NGUYỄN LANG (1984), Bước đầu tìm hiểu âm nhạc, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.TRẦN BẢO LÂN (2013), Bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam, Luận án tiến sỹ - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học Xã hội.NGUYỄN LÂN (k.n), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam , Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. NGUYỄN THỊ MỸ LIÊM (2011), Góp phần nghiên cứu Đờn ca Tài tử Nam bộ , Nxb Âm nhạc. ĐẶNG HOÀNH LOAN, PHẠM MINH HƯƠNG, HỒ THỊ HỒNG DUNG (2006), Ñaëc khaûo Ca truø Vieät Nam , Viện âm nhạc (Nhạc viện Hà Nội). NGUYỄN THỤY LOAN – TUYỂN TẬP 2 (2013), Đờn ca tài tử - Đặc trưng và đóng góp , Nxb Văn hóa – Thông tin, Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật. PHẠM PHÚC MINH (1994), Tìm hieåu daân ca Vieät Nam , Nxb Âm nhạc, Hà Nội. HUYỀN NGA (k.n), Cấu trúc dân ca người Việt , Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Nxb Lao Động TÚ NGỌC (1994), Dân ca ngöôøi Vieät , Nxb Âm nhạc, Hà Nội.TÚ NGỌC – NGUYỄN THỊ NHUNG -VŨ TỰ LÂN – NGUYỄN NGỌC OÁNH – THÁI PHIÊN (2002), AÂm nhaïc môùi Vieät Nam – tieán trình vaø thaønh töïu , Vieän AÂm nhaïc. NÔNG THỊ NHÌNH (2000), Âm nhaïc daân gian Taøy Nuøng Dao , Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. NÔNG THỊ NHÌNH (2004), Neùt chung vaø rieâng cuûa aâm nhaïc trong dieãn xöôùng Then Taøy Nuøng , Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. NGUYEÃN THÒ THÖ NHÖÔØNG (2008), Ca khuùc trong ñôøi soáng aâm nhaïc ở thaønh phoá Hoà Chí Minh töø 1975 ñeán nay, Luận văncao hoïc- Nhaïc vieän TP. Hồ Chí Minh. TRỊNH CÔNG SƠN (2008), Tuyển tập những bài ca không năm tháng , Nxb Âm nhạc TÔ NGỌC THANH (1998), Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc , Nxb Âm nhạc, Hà Nội. BÙI ĐÌNH THẢO, NGUYỄN QUANG HẢI (1996), Hát Chầu Văn , Nxb Âm nhạc. HOAØNG MINH PHÖÔNG THAÛO (2006), Söï phaùt trieån doøng nhaïc nheï taïi thaønh phoá Hoà Chí Minh, Luận văn cao hoïc - Nhaïc vieän TP. Hồ Chí Minh. CA LÊ THUẦN (2006), Những bài giảng Mỹ học Âm nhạc, Nhạc Viện Thành phố - Khoa Lý luận, sáng tác, chỉ huy. LÊ ANH TUẤN (2012), Điệu thức năm âm trong dân ca người Việt, Luận văn tiến sỹ - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. TÔ VŨ (2002), Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại , Viện âm nhạc.LƯ NHẤT VŨ, LÊ GIANG, NGUYỄN VĂN HOA, MINH LUÂN (1986), Dânca Hậu Giang , Sở Văn hóa Thông tin Hậu Giang. LƯ NHẤT VŨ, LÊ GIANG (2005), Hát ru Việt Nam , Nxb Trẻ. LƯ NHẤT VŨ, LÊ GIANG, LÊ ANH TRUNG (2010), Lý trong dân ca người Việt , Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. NHIỀU TÁC GIẢ (1990), Hát về tình bạn, tình yêu- Ca khúc tuyển chọn , Nxb Giáo dục- Tạp chí Âm nhạc. NHIỀU TÁC GIẢ (1993), Thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống một số dân tộc miền Nam Việt Nam , Viện VHNT tại TP.HCM NHIỀU TÁC GIẢ (2011), Tuyển tập các ca khúc mang âm hưởng dân ca “Hoài niệm…” , Nxb Thanh niên. NHIỀU TÁC GIẢ (2011), Tuyển tập các ca khúc mang âm hưởng dân ca “Nhớ ai…” , Nxb Thanh niên. NHIỀU TÁC GIẢ (2011), Tuyển tập các ca khúc trữ tình mang âm hưởng dân ca “Duyên tình lý ngựa ô” , Nxb Phương Đông. NHIỀU TÁC GIẢ (k.n), Hát trên đường đánh giặc - Tuyển tập những ca khúc kháng chiến , Nxb Trẻ NHIỀU TÁC GIẢ (2014), Kỷ yếu Hội thảo Bản sắc Dân tộc trong đời sống văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh quá trình hội nhập quốc tế hiện nay , Ban Tuyên giáo Thành ủy, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Văn nghệ. NHIỀU TÁC GIẢ (2013), Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng những tác phẩm văn học - nghệ thuật giá trị cao theo tinh thần nghị quyết Trung ương V - khóa VIII” , Ban Tuyên giáo Thành ủy - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh. NHIỀU TÁC GIẢ (2006), Bài hát Việt Nam dùng cho các lớp thanh nhạc trong các trường Sư phạm Nghệ thuật (Hệ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học) , Nxb Hà Nội. V.A. VA – KHRA – M – EPÊ, VŨ TỰ LÂN dịch (1985), “Lý thuyết âm nhạc cơ bản” , Nxb Văn hóa - Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
Dictionary of Music and Musicians, The New Grove, Second edition, Edited by Stanley Sadie, Volume 26 , (p 591-597). The Garland Encyclopedia World Music, Terry E. Miller and Sean Williams Editors, Volume 4 - Southeast Asia – Vietnam, (p454-460).
CÁC TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
MINH AN (2012), Loạn nhạc trẻ , báo Sài Gòn Giải Phóng online, http://www.sggp.org.vn/amnhac/2012/3/283945/ XUÂN BÁCH (2012), Hững hờ với văn hóa dân tộc, sao lại trách giới trẻ , tạp chí Năng lượng mới số 138, http://petrotimes.vn/news/vn/van-hoa-giai-tri-the-thao/hung-ho-voi-van-hoa-dan-toc-sao-lai-trach-gioi-tre.html NGUYỄN THỊ MINH CHÂU (2012), Âm nhạc và những nỗi lo không của riêng ai, trang điện tử Hội Âm nhạc Việt Nam, http://vnmusic.com.vn/p2091-am-nhac-va-nhung-noi-lo-khong-cua-rieng-ai.html PHẠM MINH KHANG (2009), Thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống Việt Nam , http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung-dung/vhh-nghe-thuat/1100-pham-minh-khang-thang-am-dieu-thuc-trong-am-nhac-truyen-thong-viet-nam.html TRẦN VĂN KHÊ (k.n), Vì sao nền âm nhạc truyền thống Việt Nam bị thui chột , Tạp chí Văn hóa Nghệ An, http://reds.vn/index.php/nghe-thuat/am-nhac/3384-vi-sao-nen-am-nhac-truyen-thong-viet-nam-bi-thui-chot%20van%20hoa%20nghe%20an BÙI TRỌNG HIỀN (k.n), Hát ru con ba miền,
http://kontumquetoi.com/2013/06/22/hat-rucon-ba-mien/
NGUYỄN THU HIỀN (2013), Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho giới trẻ, báo Nhân dân online, http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dien-dan/item/.html. VŨ NHẬT THĂNG (k.n), Hệ âm và Điệu, Hơi , http://www.conhacvietnam.com/diendan/viewtopic.php?f=9&t=458THÙY TRANG (2012), Gu nhạc của giới trẻ đã đổi , báo Người Lao Động online. http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/gu-nhac-cua-gioi-tre-da-doi-20120604110912674.htm PENTATONIC SCALE, http://en.wikipedia.org/wiki/Pentatonic_scale SONG, http://en.wikipedia.org/wiki/Songhttp://amnhacmiennam.blogspot.com/http://ngucung.com/Home/en/ngu-cung/information
CÁC TƯ LIỆU KHÁC
Các chương trình CD, DVD ca nhạc tại Sở VHTTDL TP.HCM từ năm 2003 đến nay.
Dữ liệu cấp phép các chương trình công diễn, băng đĩa ca múa nhạc của Sở VHTTDL TP.HCM từ năm 1999 đến nay.
VP